Nghĩa vụ của Thuyền trưởng là tổ chức tìm kiếm cứu nạn mọi người trong tình trạng nguy hiểm đối với mọi trường hợp đúng không?
Nghĩa vụ của Thuyền trưởng là tổ chức tìm kiếm cứu nạn mọi người trong tình trạng nguy hiểm đối với mọi trường hợp đúng không?
Căn cứ theo Điều 53 Bộ luật Hàng hải 2015 có quy định:
Nghĩa vụ của thuyền trưởng
1. Tổ chức quản lý, khai thác tàu biển theo quy định của pháp luật.
2. Thực hiện trách nhiệm để tàu biển có đủ các điều kiện an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cần thiết, phù hợp với tiêu chuẩn chuyên môn, các quy định về trang thiết bị, vỏ tàu, dự trữ, chất lượng thuyền bộ và các vấn đề khác có liên quan đến an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho tàu biển và người ở trên tàu biển trước và trong khi tàu biển đang hành trình.
3. Thường xuyên giám sát để hàng hóa được bốc lên tàu biển, sắp xếp và bảo quản trên tàu biển, dỡ khỏi tàu một cách hợp lý, mặc dù các công việc này đã được giao cho những người có trách nhiệm thực hiện.
4. Có biện pháp để hàng hóa trên tàu biển không bị hư hỏng, mất mát; áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi của những người có lợi ích liên quan đến hàng hóa; phải tận dụng mọi khả năng thông báo cho những người có lợi ích liên quan biết về những sự kiện đặc biệt liên quan đến hàng hóa.
5. Áp dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ tàu biển, người và các tài sản khác trên tàu biển; ngăn ngừa việc vận chuyển người, hàng hóa bất hợp pháp trên tàu biển.
6. Đưa tàu biển đến cảng an toàn gần nhất và thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ tàu, người, tài sản trên tàu và tài liệu của tàu trong trường hợp cảng trả hàng hoặc cảng trả khách bị phong tỏa, chiến tranh đe dọa hoặc trong tình trạng khẩn cấp khác.
7. Tận dụng mọi khả năng cho phép để trước hết tổ chức cứu hành khách và sau đó cứu thuyền viên trong trường hợp tàu biển có nguy cơ bị chìm đắm hoặc bị phá huỷ.
Thuyền trưởng phải là người cuối cùng rời tàu biển sau khi đã tìm mọi cách cứu nhật ký hàng hải, hải đồ và tài liệu quan trọng khác của tàu biển.
8. Không được rời tàu biển khi tàu biển đang gặp nguy hiểm, trừ trường hợp việc rời tàu là hết sức cần thiết.
9. Trực tiếp điều khiển tàu biển đến, rời cảng, kênh đào, luồng hàng hải và khi tàu hoạt động trong vùng nước cảng biển hoặc khi xảy ra tình huống đặc biệt khó khăn, nguy hiểm.
10. Sử dụng hoa tiêu hàng hải, tàu lai trong trường hợp do pháp luật quy định hoặc để bảo đảm an toàn cho tàu biển.
Việc sử dụng hoa tiêu hàng hải không loại trừ nghĩa vụ của thuyền trưởng quy định tại khoản 9 Điều này.
11. Thực hiện mẫn cán các nhiệm vụ thuộc chức trách của mình theo đúng lương tâm nghề nghiệp.
12. Tổ chức tìm kiếm và cứu nạn những người đang trong tình trạng nguy hiểm trên biển, nếu việc thực hiện nghĩa vụ này không gây nguy hiểm nghiêm trọng cho tàu biển và những người đang ở trên tàu của mình. Chủ tàu không chịu trách nhiệm về việc thuyền trưởng vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản này.
13. Thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì thuyền trưởng vẫn có nghĩa vụ tổ chức tìm kiếm và cứu nạn những người đang trong tình trạng nguy hiểm trên biển trong trường hợp:
- Không gây nguy hiểm nghiêm trọng cho tàu biển
- Không gây nguy hiểm nghiêm trọng cho những người đang ở trên tàu của mình
Ngoài ra, chủ tàu không chịu trách nhiệm về việc thuyền trưởng vi phạm quy định tại khoản 12 Điều 53 Bộ luật Hàng hải 2015
Nghĩa vụ của Thuyền trưởng là tổ chức tìm kiếm cứu nạn mọi người trong tình trạng nguy hiểm đối với mọi trường hợp đúng không? (Hình từ internet)
Địa vị pháp lý của Thuyền trưởng hiện nay được quy định ra sao?
Theo quy định tại Điều 52 Bộ luật Hàng hải 2015 có quy định rằng:
Địa vị pháp lý của thuyền trưởng
1. Thuyền trưởng là người có quyền chỉ huy cao nhất ở trên tàu biển, chỉ huy tàu theo chế độ thủ trưởng. Mọi người có mặt trên tàu biển phải chấp hành mệnh lệnh của thuyền trưởng.
2. Thuyền trưởng chịu sự chỉ đạo của chủ tàu hoặc người thuê tàu, người khai thác tàu; trường hợp cần thiết để bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường trong khi vận hành tàu, thuyền trưởng có thể tự mình quyết định nhưng sau đó phải báo cáo với chủ tàu hoặc người thuê tàu, người khai thác tàu.
Như vậy, địa vị pháp lý của Thuyền trưởng hiện nay được quy định như sau:
- Là người có quyền chỉ huy cao nhất ở trên tàu biển, chỉ huy tàu theo chế độ thủ trưởng. Mọi người có mặt trên tàu biển phải chấp hành mệnh lệnh của thuyền trưởng.
- Thuyền trưởng chịu sự chỉ đạo của:
+ Chủ tàu hoặc người thuê tàu,
+ Người khai thác tàu
Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết để bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường trong khi vận hành tàu, thuyền trưởng có thể tự mình quyết định nhưng sau đó phải báo cáo với chủ tàu hoặc người thuê tàu, người khai thác tàu.
Trách nhiệm báo cáo của thuyền trưởng khi xảy ra tai nạn hàng hải hiện nay gồm những gì?
Căn cứ Điều 58 Bộ luật Hàng hải 2015 có quy định:
Trách nhiệm báo cáo của thuyền trưởng khi xảy ra tai nạn hàng hải
Khi xảy ra tai nạn hàng hải đối với tàu biển hay phát hiện tai nạn hoặc vụ việc khác liên quan đến an toàn hàng hải, an ninh hàng hải thuyền trưởng có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và báo cáo tai nạn hàng hải theo quy định.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Thuyền trưởng trách nhiệm báo cáo theo quy định của pháp luật cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xảy ra các trường hợp sau:
- Xảy ra tai nạn hàng hải đối với tàu biển
- Phát hiện tai nạn hoặc vụ việc khác liên quan đến an toàn hàng hải, an ninh hàng hải.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Hiến pháp sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1 7 2025 theo nội dung thống nhất tại Nghị quyết 60 NQ TW?
- Định hướng Hưng Yên trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Quyết định 489 đúng hay không?
- Phổ điểm Đánh giá năng lực HCM 2025 đợt 1? Chi tiết phổ điểm Đánh giá năng lực HCM 2025 đợt 1 ra sao?
- Sáp nhập TP Hải Phòng và tỉnh Hải Dương tên gọi chi tiết dự kiến năm 2025? Hợp nhất TP Hải Phòng và tỉnh Hải Dương lấy tên là gì theo Nghị quyết 60?
- Các trường lấy điểm thi đánh giá năng lực 2025? Điểm thi đánh giá năng lực xét ở đâu? Kỳ thi đánh giá năng lực 2025?