Khi điều tra về vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa thì việc ghi lời khai của thuyền viên phương tiện liên quan đến vụ tai nạn được thực hiện thế nào?

Khi điều tra về vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa thì việc ghi lời khai của thuyền viên phương tiện liên quan đến vụ tai nạn được thực hiện thế nào? Đối với trường hợp nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông bị thương nặng thì có ghi lời khai không? - Câu hỏi của chị Nga (Đồng Tháp)

Khi điều tra về vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa thì việc ghi lời khai của thuyền viên phương tiện liên quan đến vụ tai nạn được thực hiện thế nào?

Ghi lời khai về vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa

Ghi lời khai về vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa (Hình từ Internet)

Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 64/2020/TT-BCA thì việc ghi lời khai của thuyền viên, người lái phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa được thực hiện như sau:

- Tùy theo từng vụ tai nạn giao thông cụ thể mà ghi lời khai của thuyền viên có liên quan như: Thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng, máy phó, thủy thủ, thợ máy hoặc người lái phương tiện thủy nội địa.

Việc ghi lời khai phải làm rõ các nội dung sau:

+ Chức danh, nhiệm vụ của thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa;

+ Tuyến, luồng, hướng đi, dòng chảy, tốc độ, thời tiết, thủy văn; diễn biến trước, trong và sau khi xảy ra vụ tai nạn giao thông;

+ Vị trí xảy ra vụ tai nạn giao thông;

+ Các thao tác kỹ thuật, phát âm hiệu, tín hiệu, xử lý tình huống;

+ Yêu cầu thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa xác định thiệt hại sức khỏe về người, thiệt hại về tài sản (nếu có), đánh giá nguyên nhân xảy ra vụ tai nạn giao thông, trách nhiệm, đề xuất của họ đối với vụ tai nạn giao thông và viết bản tự khai;

- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá lời khai; nếu lời khai còn mâu thuẫn, chưa rõ hoặc không phù hợp với các tài liệu, chứng cứ đã thu thập thì phải ghi lời khai bổ sung;

- Nếu thuyền viên, người điều khiển phương tiện bị thương nặng có thể tử vong thì phải ghi lời khai ngay.

Trường hợp họ không khai được thì phải lập biên bản có xác nhận của cơ quan y tế nơi nạn nhân đang điều trị.

Việc ghi lời khai của thuyền viên; người lái phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông phải được lập Biên bản ghi lời khai theo Mẫu số 10/TNĐT tải về ban hành theo Thông tư 64/2020/TT-BCA.

Trường hợp nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông bị thương nặng thì có ghi lời khai không?

Căn cứ khoản 2 Điều 13 Thông tư 64/2020/TT-BCA quy định như sau:

Ghi lời khai của thuyền viên, người lái phương tiện, người bị nạn, người làm chứng và người biết việc
2. Ghi lời khai người bị nạn trong vụ tai nạn giao thông:
a) Ghi lời khai người bị nạn trong vụ tai nạn giao thông phải được lập Biên bản ghi lời khai theo mẫu số 10/TNĐT ban hành theo Thông tư này, cụ thể cần làm rõ diễn biến trước, trong và sau khi xảy ra vụ tai nạn giao thông; nhận thức của họ về vụ tai nạn giao thông;
b) Trường hợp nạn nhân bị thương nặng thì chỉ ghi lời khai khi được cán bộ y tế điều trị và người đó đồng ý nhưng cần hỏi ngắn gọn. Nếu nạn nhân có thể tử vong thì phải ghi lời khai ngay. Trường hợp nạn nhân bị thương nặng không thể ghi lời khai được thì lập biên bản về việc đó và có xác nhận của cơ quan y tế nơi nạn nhân đang điều trị.

Theo đó, trong trường hợp nạn nhân của vụ tai nạn giao thông đường thủy bị thương nặng thì việc ghi lời khai được thực hiện như sau:

- Chỉ ghi lời khai khi được cán bộ y tế điều trị và người đó đồng ý nhưng cần hỏi ngắn gọn.

- Nếu nạn nhân có thể tử vong thì phải ghi lời khai ngay.

- Trường hợp nạn nhân bị thương nặng không thể ghi lời khai được thì lập biên bản về việc đó và có xác nhận của cơ quan y tế nơi nạn nhân đang điều trị.

Người làm chứng được ghi lời khai về vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa về những nội dung nào?

Tại khoản 3 Điều 13 Thông tư 64/2020/TT-BCA quy định về việc ghi lời khai người làm chứng, người biết về vụ tai nạn giao thông như sau:

Việc ghi lời khai người làm chứng, người biết việc phải được lập Biên bản ghi lời khai theo Mẫu số 10/TNĐT ban hành theo Thông tư 64/2020/TT-BCA, cần làm rõ:

- Vị trí của người làm chứng khi vụ tai nạn xảy ra (hướng nhìn, tầm nhìn, khoảng cách của họ đến nơi xảy ra vụ tai nạn); vì sao họ biết về vụ tai nạn giao thông; quan hệ của họ với những người liên quan đến vụ tai nạn giao thông;

- Yêu cầu người làm chứng trình bày diễn biến vụ tai nạn giao thông mà họ biết được; điều kiện thời tiết, mật độ phương tiện, đặc điểm tuyến, luồng nơi xảy ra vụ tai nạn; đánh giá tình trạng hiện trường vụ tai nạn giao thông;

- Trường hợp chưa thể ghi lời khai của người làm chứng ngay tại hiện trường thì cán bộ ghi lời khai phải ghi lại thông tin về nơi thường trú, công tác, học tập, số điện thoại liên lạc hoặc thông tin khác có liên quan để xác định người làm chứng, sau đó đến nơi ở, nơi làm việc của người làm chứng hoặc mời người đó đến trụ sở cơ quan Công an để ghi lời khai.

Đối với người dưới 18 tuổi, khi ghi lời khai phải mời người giám hộ (cha, mẹ, người đại diện hợp pháp hoặc thầy giáo, cô giáo) của người đó tham dự và ký tên vào Biên bản ghi lời khai theo Mẫu số 10/TNĐT ban hành theo Thông tư 64/2020/TT-BCA.

Tai nạn giao thông đường thủy nội địa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Xử phạt người gây tai nạn giao thông đường thủy nội địa như thế nào?
Pháp luật
Điểm đen tai nạn giao thông đường thủy nội địa là gì? Điểm đen tai nạn giao thông đường thủy nội địa được xác định khi nào?
Pháp luật
Điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường thủy nội địa cần phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
Pháp luật
Có cần cập nhật thông tin vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa vào hệ thống Cơ sở dữ liệu tai nạn giao thông không?
Pháp luật
Việc xác định tung tích nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Để bảo vệ hiện trường vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa, Cảnh sát giao thông phải thực hiện những hoạt động gì?
Pháp luật
Khi điều tra về vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa thì việc ghi lời khai của thuyền viên phương tiện liên quan đến vụ tai nạn được thực hiện thế nào?
Pháp luật
Khi đến hiện trường vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa, Cảnh sát giao thông thực hiện những hoạt động cứu nạn cứu hộ nào?
Pháp luật
Khi nhận được tin báo về tai nạn giao thông đường thủy nội địa làm chết nhiều người thì người nhận tin báo có trách nhiệm báo cáo với ai?
Pháp luật
Hoa tiêu dẫn tàu có lỗi dẫn đến tai nạn giao thông đường thủy nội địa thì bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Pháp luật
Việc khám phương tiện trong vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa được thực hiện thế nào? Thành phần tham gia gồm những ai?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tai nạn giao thông đường thủy nội địa
918 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tai nạn giao thông đường thủy nội địa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tai nạn giao thông đường thủy nội địa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào