Việc trở thành nhà đầu tư chiến lược nước ngoài tại tổ chức tín dụng Việt Nam để được chấp thuận thì thành phần hồ sơ cần những nội dung gì?
- Nguyên tắc và yêu cầu đối với việc lập hồ sơ đề nghị chấp thuận mua cổ phần trở thành nhà đầu tư chiến lược nước ngoài của một tổ chức tín dụng Việt Nam là gì?
- Hồ sơ đề nghị mua cổ phần để trở thành nhà đầu tư chiến lược nước ngoài tại tổ chức tín dụng đã đăng ký, đã niêm yết giao dịch cổ phiếu gồm những gì.
- Hồ sơ đề nghị mua cổ phần để trở thành nhà đầu tư chiến lược nước ngoài tại tổ chức tín dụng chưa đăng ký, chưa niêm yết giao dịch cổ phiếu gồm những gì?
- Thẩm quyền chấp thuận trong trường hợp mua cổ phần trở thành nhà đầu tư chiến lược nước ngoài tại tổ chức tín dụng Việt Nam thuộc về ai?
Nguyên tắc và yêu cầu đối với việc lập hồ sơ đề nghị chấp thuận mua cổ phần trở thành nhà đầu tư chiến lược nước ngoài của một tổ chức tín dụng Việt Nam là gì?
Trở thành nhà đầu tư chiến lược nước ngoài của tổ chức tín dụng tại Việt Nam
Tại Điều 4 Thông tư 38/2014/TT-NHNN, nguyên tắc và yêu cầu lập hồ sơ đối với việc lập hồ sơ đề nghị chấp thuận mua cổ phần trở thành nhà đầu tư chiến lược nước ngoài của một tổ chức tín dụng Việt Nam được quy định như sau:
(1) Hồ sơ đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam, hồ sơ để Ngân hàng Nhà nước xem xét, thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ quyết định tỷ lệ sở hữu cổ phần được lập thành một bộ bằng tiếng Việt, trong đó thành phần hồ sơ dịch từ tiếng nước ngoài được lập theo nguyên tắc như sau:
a) Phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ các tài liệu sau đây:
(i) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ gửi trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước;
(ii) Giấy tờ, tài liệu được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại;
(iii) Giấy tờ, tài liệu được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam;
(iv) Báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập của năm liền kề trước năm nộp hồ sơ được lập trực tiếp bằng tiếng Anh;
(v) Văn bản hoặc tài liệu của tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế về kết quả xếp hạng tín nhiệm gần nhất với thời điểm nộp hồ sơ đối với tổ chức nước ngoài;
b) Phải được chứng thực chữ ký của người dịch theo quy định về chứng thực của pháp luật Việt Nam.
(2) Trường hợp các giấy tờ là bản sao mà không phải là bản sao có chứng thực, bản sao được cấp từ sổ gốc thì phải xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu, người đối chiếu phải ký xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.
Hồ sơ đề nghị mua cổ phần để trở thành nhà đầu tư chiến lược nước ngoài tại tổ chức tín dụng đã đăng ký, đã niêm yết giao dịch cổ phiếu gồm những gì.
Hồ sơ đề nghị Hồ sơ đề nghị chấp thuận mua cổ phần theo quy định tại trường hợp trên được quy định cụ thể tại Điều 7 Thông tư 38/2016/TT-NHNN bao gồm:
(1) Thành phần hồ sơ quy định tại Điều 6 Thông tư 38/2016/TT-NHNN.
(2) Báo cáo tóm tắt về lịch sử hình thành, phát triển của nhà đầu tư nước ngoài.
(3) Văn bản thỏa thuận hợp tác giữa nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức tín dụng Việt Nam bao gồm tối thiểu các nội dung sau:
a) Cam kết sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên của tổ chức tín dụng Việt Nam tại thời điểm nộp hồ sơ trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài chưa sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên của tổ chức tín dụng Việt Nam mà tổ chức nước ngoài đề nghị mua cổ phần và trở thành nhà đầu tư chiến lược;
b) Cam kết về việc gắn bó lợi ích lâu dài với tổ chức tín dụng Việt Nam, hỗ trợ tổ chức tín dụng Việt Nam trong việc áp dụng công nghệ hiện đại; phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; nâng cao năng lực quản trị, điều hành;
c) Kế hoạch hỗ trợ tổ chức tín dụng Việt Nam trong việc áp dụng công nghệ hiện đại; phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; nâng cao năng lực quản trị điều hành, tối thiểu bao gồm các nội dung sau:
(i) Nội dung chi tiết và lộ trình thực hiện đối với từng biện pháp hỗ trợ cụ thể;
(ii) Quyền, nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức tín dụng Việt Nam.
Hồ sơ đề nghị mua cổ phần để trở thành nhà đầu tư chiến lược nước ngoài tại tổ chức tín dụng chưa đăng ký, chưa niêm yết giao dịch cổ phiếu gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị Hồ sơ đề nghị chấp thuận mua cổ phần theo quy định tại trường hợp trên được quy định cụ thể tại Điều 10 Thông tư 38/2016/TT-NHNN bao gồm:
(1) Thành phần hồ sơ quy định tại Điều 9 Thông tư 38/2016/TT-NHNN.
(2) Ngoài thành phần hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, nhà đầu tư nước ngoài bổ sung thành phần hồ sơ theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 7 Thông tư 38/2016/TT-NHNN.
Thẩm quyền chấp thuận trong trường hợp mua cổ phần trở thành nhà đầu tư chiến lược nước ngoài tại tổ chức tín dụng Việt Nam thuộc về ai?
Căn cứ quy định tại Điều 8 Nghị định 01/2014/NĐ-CP, thẩm quyền, trình tự, thủ tục và hồ sơ nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam được quy định như sau:
Trường hợp mua cổ phần dẫn đến mức sở hữu cổ phần từ 10% vốn điều lệ trở lên; mua cổ phần và trở thành nhà đầu tư chiến lược nước ngoài của một tổ chức tín dụng Việt Nam:
- Tổ chức tín dụng Việt Nam (đối với tổ chức tín dụng chưa niêm yết cổ phiếu) hoặc tổ chức nước ngoài (đối với tổ chức tín dụng đã niêm yết cổ phiếu) lập hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện, qua mạng điện tử đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận trước khi thực hiện giao dịch.
- Trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, căn cứ vào các điều kiện quy định tại các Điều 9, 10 của Nghị định này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, quyết định chấp thuận hoặc không chấp thuận bằng văn bản việc mua cổ phần của tổ chức nước ngoài. Trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải nêu rõ lý do.
Như vậy, việc mua cổ phần và trở thành nhà đầu tư chiến lược nước ngoài nói riêng và mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài nói chung được thực hiện dựa trên nguyên tắc và yêu cầu cụ thể. Trường hợp muốn trở thành nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, tùy tổ chức tín dụng đó đã đăng ký, đã niêm yết giao dịch cổ phiếu hay chưa mà thành phần hồ sơ cũng tương ứng khác nhau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?
- Chủ đầu tư được tự thực hiện việc thiết kế xây dựng trong trường hợp nào theo quy định pháp luật?