Việc tổ chức thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường được quy định thế nào?
Việc chuẩn bị giám định tư pháp trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường được thực hiện thế nào?
Căn cứ Điều 14 Thông tư 15/2021/TT-BTNMT quy định về chuẩn bị giám định tư pháp trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường như sau:
Chuẩn bị giám định tư pháp trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường
1. Lập đề cương giám định, danh sách nhân sự thực hiện giám định; xác định các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định kỹ thuật, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến nội dung giám định; thời gian dự kiến hoàn thành giám định; các điều kiện theo quy định của pháp luật để thực hiện giám định; thông tin về năng lực của các cá nhân, tổ chức thực hiện giám định.
2. Thu thập thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung giám định;
3. Nghiên cứu hồ sơ trưng cầu giám định và các quy định cụ thể của pháp luật có liên quan; trường hợp cần bổ sung hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung giám định thì đề nghị người trưng cầu giám định cung cấp thêm thông tin, tài liệu có liên quan.
Theo đó, việc chuẩn bị giám định tư pháp trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường được thực hiện theo quy định tại Điều 14 nêu trên.
Tài nguyên và môi trường (Hình từ Internet)
Việc tổ chức thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường được quy định thế nào?
Theo Điều 15 Thông tư 15/2021/TT-BTNMT quy định về tổ chức thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường như sau:
Tổ chức thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường
1. Khi thực hiện giám định, cá nhân, tổ chức giám định có quyền sử dụng kết quả thực nghiệm, xét nghiệm bổ sung hoặc kết luận chuyên môn do cá nhân, tổ chức khác có đủ điều kiện, năng lực nhằm phục vụ cho việc giám định.
2. Căn cứ từng nội dung giám định, cá nhân, tổ chức giám định nghiên cứu, đối chiếu nội dung hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật đã được cung cấp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định kỹ thuật và các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường để đưa ra nhận xét, đánh giá từng nội dung yêu cầu giám định cụ thể.
3. Trong quá trình thực hiện giám định nếu có phát sinh nội dung mới hoặc vấn đề khác thì phải thông báo bằng văn bản cho người trưng cầu giám định biết để thống nhất phương án giải quyết; lập văn bản ghi nhận kịp thời, đầy đủ, trung thực toàn bộ quá trình và kết quả thực hiện giám định theo Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, việc tổ chức thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường được thực hiện theo quy định tại Điều 15 nêu trên.
Thời hạn thực hiện giám định trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường là bao lâu?
Theo quy định tại Điều 19 Thông tư 15/2021/TT-BTNMT về thời hạn thực hiện giám định trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường như sau:
Thời hạn thực hiện giám định trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường
1. Thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường tối đa là 03 tháng; trừ trường hợp quy định tại khoản 16 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp; trường hợp vụ việc có nội dung giám định liên quan đến hai lĩnh vực quy định tại Điều 3 Thông tư này trở lên hoặc vụ việc có tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều cá nhân, tổ chức thì thời hạn giám định tối đa là 04 tháng.
2. Thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường được tính từ ngày Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhận được quyết định trưng cầu của người trưng cầu giám định kèm theo đầy đủ hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật cần thiết cho việc giám định hoặc từ ngày cá nhân, tổ chức được trưng cầu trực tiếp nhận được quyết định trưng cầu của người trưng cầu giám định kèm theo đầy đủ hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật cần thiết cho việc giám định.
Trong quá trình thực hiện giám định, trường hợp cần phải bổ sung thêm hồ sơ, tài liệu làm cơ sở cho việc giám định thì cá nhân, tổ chức được trưng cầu có văn bản đề nghị người đã trưng cầu giám định bổ sung hồ sơ, tài liệu. Thời gian từ khi cá nhân, tổ chức được trưng cầu giám định có văn bản đề nghị đến khi nhận được hồ sơ, tài liệu bổ sung không tính vào thời hạn giám định.
3. Trường hợp cần thiết, thời hạn giám định tư pháp có thể được gia hạn theo quyết định của người trưng cầu giám định nhưng không quá một phần hai thời hạn giám định tối đa quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Trường hợp có vấn đề phát sinh hoặc có cơ sở cho rằng vụ việc giám định không thể hoàn thành đúng thời hạn thì tổ chức, cá nhân giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho người trưng cầu giám định và thời gian dự kiến hoàn thành, ra kết luận giám định.
Như vậy, thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường tối đa là 03 tháng; trừ một số trường hợp được quy định hoặc vụ việc có tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều cá nhân, tổ chức thì thời hạn giám định tối đa là 04 tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?