Việc thực hiện ủy thác tư pháp cho Tòa án nước ngoài bắt giữ tàu biển được pháp luật quy định như thế nào?
Việc thực hiện ủy thác tư pháp cho Tòa án nước ngoài bắt giữ tàu biển được quy định như thế nào?
Theo Điều 56 Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển 2008 quy định việc thực hiện ủy thác tư pháp cho Tòa án nước ngoài bắt giữ tàu biển như sau:
- Trong quá trình giải quyết vụ án tại Tòa án hoặc giải quyết vụ tranh chấp tại Trọng tài mà có yêu cầu giữ tàu biển thì Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam quy định tại khoản 2 Điều 3 của Pháp lệnh này thực hiện ủy thác tư pháp cho Tòa án có thẩm quyền của nước ngoài bắt giữ tàu biển.
- Tòa án Việt Nam ủy thác tư pháp cho Tòa án nước ngoài bắt giữ tàu biển theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại.
Trong đó, Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam quy định tại khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển 2008 là tòa án nhân dân đang giải quyết vụ án dân sự, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Hội đồng Trọng tài thụ lý vụ tranh chấp có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển, cụ thể như sau:
"Điều 3. Thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển
1. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Tòa án nhân dân cấp tỉnh) nơi có cảng biển, cảng thủy nội địa (sau đây gọi là cảng) mà tàu biển bị yêu cầu bắt giữ đang hoạt động hàng hải có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển đó để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải, thi hành án dân sự, thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài.
Trường hợp cảng có nhiều bến cảng thuộc địa phận các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có bến cảng mà tàu biển bị yêu cầu bắt giữ đang hoạt động hàng hải có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển đó.
2. Tòa án nhân dân đang giải quyết vụ án dân sự, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Hội đồng Trọng tài thụ lý vụ tranh chấp có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển.
3. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định Tòa án có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển trong trường hợp có tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án nhân dân cấp tỉnh."
Ủy thác tư pháp cho tòa án nước ngoài
Văn bản ủy thác tư pháp gồm những nội dung gì?
Theo Điều 57 Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển 2008 quy định văn bản ủy thác tư pháp về việc bắt giữ tàu biển có các nội dung chính sau đây:
- Ngày, tháng, năm và địa điểm lập văn bản ủy thác tư pháp;
- Tên, địa chỉ của Tòa án Việt Nam ủy thác tư pháp;
- Tên, địa chỉ của Tòa án nước ngoài thực hiện ủy thác tư pháp;
- Tên, quốc tịch, số IMO, trọng tải và các đặc điểm khác của tàu biển bị yêu cầu bắt giữ; bến cảng nơi tàu biển đang hoạt động hàng hải;
- Tên, địa chỉ và quốc tịch của chủ tàu;
- Tên, địa chỉ và quốc tịch của người thuê tàu, người khai thác tàu;
- Lý do của việc ủy thác tư pháp về việc bắt giữ tàu biển;
- Thời hạn bắt giữ tàu biển;
- Người chịu trách nhiệm về tổn thất hoặc thiệt hại gây ra do yêu cầu bắt giữ tàu biển không đúng.
Thủ tục ủy thác tư pháp về bắt giữ tàu biển được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 58 Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển 2008 quy định thủ tục ủy thác tư pháp về bắt giữ tàu biển như sau:
- Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện ủy thác tư pháp cho Tòa án có thẩm quyền của nước ngoài bắt giữ tàu biển phải lập hồ sơ ủy thác và gửi cho Bộ Tư pháp Việt Nam. Hồ sơ ủy thác tư pháp phải có các văn bản sau đây:
+ Văn bản của Tòa án có thẩm quyền Việt Nam yêu cầu tương trợ tư pháp về bắt giữ tàu biển;
+ Văn bản ủy thác tư pháp về bắt giữ tàu biển;
+ Giấy tờ khác theo yêu cầu của Tòa án có thẩm quyền của nước được ủy thác.
- Trong thời hạn mười ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp về bắt giữ tàu biển, Bộ Tư pháp vào sổ ủy thác tư pháp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và chuyển cho Tòa án có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài là thành viên hoặc thông qua kênh ngoại giao. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì Bộ Tư pháp trả lại cho Tòa án đã lập hồ sơ và nêu rõ lý do.
- Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Tòa án có thẩm quyền của nước ngoài thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, Bộ Tư pháp chuyển văn bản đó cho Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam đã gửi hồ sơ ủy thác tư pháp về bắt giữ tàu biển.
Như vậy, trong quá trình giải quyết vụ án tại Tòa án hoặc giải quyết vụ tranh chấp tại Trọng tài mà có yêu cầu giữ tàu biển thì Tòa án nhân dân đang giải quyết vụ án dân sự, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Hội đồng Trọng tài thụ lý vụ tranh chấp có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển thực hiện ủy thác tư pháp cho Tòa án có thẩm quyền của nước ngoài bắt giữ tàu biển theo hồ sơ và trình tự, thủ tục nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?