Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định Tòa án có thẩm quyền bắt giữ tàu biển trong trường hợp nào?
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 130 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển như sau:
Thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển
1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có cảng mà tàu biển bị yêu cầu bắt giữ đang hoạt động hàng hải có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển.
Trường hợp cảng có nhiều bến cảng thuộc địa phận các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nhau thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có bến cảng mà tàu biển bị yêu cầu bắt giữ đang hoạt động hàng hải có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển đó.
2. Tòa án nhân dân đang giải quyết vụ án dân sự, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Hội đồng Trọng tài thụ lý vụ tranh chấp có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển.
Quyết định bắt giữ tàu biển của Tòa án được giao cho cảng vụ hai bản, một bản để thực hiện và một bản để cảng vụ giao cho thuyền trưởng tàu bị bắt giữ để thực hiện.
3. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định Tòa án có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển trong trường hợp có tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Theo đó, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định Tòa án có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển trong trường hợp có tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định Tòa án có thẩm quyền bắt giữ tàu biển trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm do yêu cầu bắt giữ tàu biển không đúng được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 131 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định trách nhiệm do yêu cầu bắt giữ tàu biển không đúng như sau:
- Người yêu cầu bắt giữ tàu biển phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình. Trong trường hợp yêu cầu bắt giữ tàu biển không đúng mà gây thiệt hại thì người yêu cầu bắt giữ tàu biển phải bồi thường thiệt hại.
- Mọi thiệt hại xảy ra do hậu quả của việc yêu cầu bắt giữ tàu biển không đúng do các bên tự thỏa thuận giải quyết. Trong trường hợp không thỏa thuận được và có tranh chấp thì có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài giải quyết theo quy định của pháp luật.
- Tòa án ra quyết định bắt giữ tàu biển không đúng với lý do yêu cầu bắt giữ tàu biển hoặc không đúng tàu biển có yêu cầu bắt giữ mà gây thiệt hại thì Tòa án phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Căn cứ Điều 132 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định biện pháp bảo đảm tài chính cho yêu cầu bắt giữ tàu biển như sau:
- Người yêu cầu bắt giữ tàu biển phải thực hiện biện pháp bảo đảm tài chính theo một hoặc cả hai hình thức sau đây:
+ Nộp cho Tòa án chứng từ bảo lãnh bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác;
+ Gửi một khoản tiền hoặc giấy tờ có giá theo quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm tài chính của Tòa án vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng nơi có trụ sở của Tòa án có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển trong thời hạn chậm nhất là 48 giờ kể từ thời điểm nhận được quyết định đó.
- Giá trị bảo đảm tài chính do Tòa án ấn định tương đương với tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh do hậu quả của việc yêu cầu bắt giữ tàu biển không đúng.
Tàu biển bị bắt giữ có được thả khi thời hạn bắt giữ đã hết không?
Căn cứ Điều 137 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về việc thả tàu biển sau khi bị bắt giữ như sau:
Thả tàu biển sau khi bị bắt giữ
1. Tàu biển được thả trong trường hợp sau đây:
a) Sau khi chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu đã thực hiện biện pháp bảo đảm thay thế hoặc đã thanh toán đủ khoản nợ và chi phí liên quan trong quá trình tàu biển bị bắt giữ;
b) Quyết định bắt giữ tàu biển đã bị hủy;
c) Thời hạn bắt giữ tàu biển theo quyết định bắt giữ tàu biển đã hết.
2. Trường hợp không có sự thỏa thuận giữa các bên về mức độ và hình thức bảo đảm thay thế, Tòa án sẽ quyết định mức độ và hình thức bảo đảm thay thế nhưng không vượt quá giá trị tàu biển bị bắt giữ. Người yêu cầu bắt giữ tàu biển không có quyền thực hiện bất cứ hành động nào xâm phạm tài sản hoặc quyền lợi khác của chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu.
3. Tàu biển có thể được thả theo yêu cầu của chính người đã yêu cầu bắt giữ; trong trường hợp này, mọi phí tổn liên quan do người yêu cầu bắt giữ tàu biển thanh toán.
Theo đó, tàu biển bị bắt giữ sẽ đươc thả khi thời hạn bắt giữ tàu biển theo quyết định bắt giữ tàu biển đã hết.




.png)
.png)

.png)

.png)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các hình thức nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu theo Thông tư 08?
- Trí tuệ nhân tạo là gì theo Thông tư 02? Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tại Khung năng lực số cho người học theo Thông tư 02?
- Cục Khởi nghiệp và Doanh nghiệp công nghệ: 14 nhiệm vụ và quyền hạn hiện nay sau khi sáp nhập Bộ?
- Mẫu biểu 09 Nghị định 11? Hướng dẫn ghi mẫu 09 Nghị định 11? Tải mẫu 09 Nghị định 11 file word?
- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt tháng 4 năm nay là khi nào? Gia hạn thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt tháng 4 có được không?