Việc thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia căn cứ trên yếu tố nào theo quy định của pháp luật?
- Việc thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia căn cứ trên yếu tố nào theo quy định của pháp luật?
- Việc thực hiện phân vùng môi trường trong quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia căn theo tiêu chí nào?
- Vùng hạn chế phát thải trong quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia bao gồm khu vực nào?
- Vùng hạn chế phát thải trong quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia được xác định như nào?
Việc thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia căn cứ trên yếu tố nào theo quy định của pháp luật?
Việc thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia căn cứ trên yếu tố tại Điều 23 Luật Bảo vệ môi trường 2020, nội dung như sau:
Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
1. Căn cứ lập Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch và các căn cứ sau đây:
a) Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia trong cùng giai đoạn phát triển;
b) Kịch bản biến đổi khí hậu trong cùng giai đoạn phát triển.
2. Nội dung Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia; việc lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, thời kỳ Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia.
4. Chính phủ quy định việc xác định phân vùng môi trường trong Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia.
Theo quy định trên, việc thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia căn cứ trên yếu tố sau:
- Theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
- Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia trong cùng giai đoạn phát triển.
- Kịch bản biến đổi khí hậu trong cùng giai đoạn phát triển.
Việc thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia căn cứ trên yếu tố nào? (Hình từ Internet)
Việc thực hiện phân vùng môi trường trong quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia căn theo tiêu chí nào?
Việc thực hiện phân vùng môi trường trong quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia căn theo tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, nội dung như sau:
Quy định chung về phân vùng môi trường
1. Việc phân vùng môi trường theo vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải và vùng khác được thực hiện theo tiêu chí về yếu tố nhạy cảm về môi trường dễ bị tổn thương trước tác động của ô nhiễm môi trường nhằm mục tiêu giảm thiểu tác động của ô nhiễm môi trường đến sự sống và phát triển bình thường của con người và sinh vật.
...
Theo đó, việc thực hiện phân vùng môi trường trong quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia căn theo tiêu chí về yếu tố nhạy cảm về môi trường dễ bị tổn thương trước tác động của ô nhiễm môi trường.
Vùng hạn chế phát thải trong quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia bao gồm khu vực nào?
Vùng hạn chế phát thải trong quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia bao gồm khu vực được quy định tại Điều 22 Nghị định 08/2022/NĐ-CP như sau:
- Vùng đệm của các vùng bảo vệ nghiêm ngặt quy định tại khoản 2 Điều này (nếu có);
- Vùng đất ngập nước quan trọng đã được xác định theo quy định của pháp luật;
- Hành lang bảo vệ nguồn nước mặt được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước;
- Khu dân cư tập trung là nội thành, nội thị của các đô thị loại IV, loại V theo quy định của pháp luật về phân loại đô thị;
- Khu vui chơi giải trí dưới nước theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường dễ bị tổn thương trước tác động của ô nhiễm môi trường khác cần được bảo vệ.
Vùng hạn chế phát thải trong quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia được xác định như nào?
Vùng hạn chế phát thải trong quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 08/2022/NĐ-CP như sau:
Xác định vùng bảo vệ nghiêm ngặt và vùng hạn chế phát thải
1. Việc xác định vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải trong quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia được quy định như sau:
a) Điều tra, đánh giá tổng quan các khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường dễ bị tổn thương trước tác động của ô nhiễm môi trường quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 22 Nghị định này;
b) Định hướng mục tiêu về bảo vệ môi trường đối với các khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường dễ bị tổn thương trước tác động của ô nhiễm môi trường quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 22 Nghị định này;
c) Định hướng về vị trí, quy mô, ranh giới của các vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải.
...
Như vậy, vùng hạn chế phát thải trong quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia được xác định như sau:
- Điều tra, đánh giá tổng quan các khu vực có yếu tố nhạy cảm (Vùng bảo vệ nghiêm ngặt và vùng hạn chế phát thải) về môi trường dễ bị tổn thương trước tác động của ô nhiễm môi trường.
- Định hướng mục tiêu về bảo vệ môi trường đối với các khu vực có yếu tố nhạy cảm (Vùng bảo vệ nghiêm ngặt và vùng hạn chế phát thải) về môi trường dễ bị tổn thương trước tác động của ô nhiễm môi trường.
- Định hướng về vị trí, quy mô, ranh giới của các vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?
- Nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động? Quy định về việc xây dựng quan hệ lao động?
- Truyện 18+ là gì? Viết truyện 18+ có bị coi là vi phạm pháp luật? Nếu có thì có bị phạt tù không?