Việc rà soát, đánh giá độc lập thủ tục hành chính do cơ quan nào thực hiện? Ai có quyền phê duyệt kế hoạch rà soát, đánh giá?
Việc rà soát, đánh giá độc lập thủ tục hành chính do cơ quan nào thực hiện?
Căn cứ Điều 27 Nghị định 63/2010/NĐ-CP, điểm b khoản 12 Điều 1 Nghị định 48/2013/NĐ-CP quy định về trách nhiệm rà soát, đánh giá như sau:
Trách nhiệm rà soát, đánh giá
1. Bộ, cơ quan ngang Bộ chịu trách nhiệm rà soát, đánh giá thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý ngành, lĩnh vực được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm rà soát, đánh giá thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm rà soát, đánh giá độc lập thủ tục hành chính trong các trường hợp sau đây:
a) Theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
b) Thủ tục hành chính có liên quan chặt chẽ với nhau, kết quả thực hiện thủ tục hành chính này là tiền đề để thực hiện thủ tục hành chính tiếp theo;
c) Thủ tục hành chính, qua phát hiện hoặc theo thông tin phản ánh của cá nhân, tổ chức, còn rườm rà, khó thực hiện, gây cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức kinh tế và đời sống của nhân dân.
Theo quy định trên, việc rà soát, đánh giá độc lập thủ tục hành chính do Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm thực hiện trong những trường hợp sau:
+ Theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
+ Thủ tục hành chính có liên quan chặt chẽ với nhau, kết quả thực hiện thủ tục hành chính này là tiền đề để thực hiện thủ tục hành chính tiếp theo.
+ Thủ tục hành chính, qua phát hiện hoặc theo thông tin phản ánh của cá nhân, tổ chức, còn rườm rà, khó thực hiện, gây cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức kinh tế và đời sống của nhân dân.
Thủ tục hành chính (Hình từ Internet)
Việc rà soát, đánh giá thủ tục hành chính gồm những nội dung nào?
Theo Điều 28 Nghị định 63/2010/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 92/2017/NĐ-CP quy định về nội dung rà soát, đánh giá như sau:
Nội dung rà soát, đánh giá
1. Sự cần thiết, tính hợp lý, tính hợp pháp của thủ tục hành chính, quy định có liên quan đến thủ tục hành chính và chi phí tuân thủ của thủ tục hành chính được rà soát, đánh giá.
2. Sự phù hợp của thủ tục hành chính và các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính được rà soát, đánh giá với mục tiêu quản lý nhà nước và những thay đổi về kinh tế - xã hội, công nghệ và các điều kiện khách quan khác.
3. Các nguyên tắc nêu tại Điều 7 và Điều 12 của Nghị định này.
Theo đó, việc rà soát, đánh giá thủ tục hành chính gồm những nội dung sau:
+ Sự cần thiết, tính hợp lý, tính hợp pháp của thủ tục hành chính, quy định có liên quan đến thủ tục hành chính và chi phí tuân thủ của thủ tục hành chính được rà soát, đánh giá.
+ Sự phù hợp của thủ tục hành chính và các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính được rà soát, đánh giá với mục tiêu quản lý nhà nước và những thay đổi về kinh tế - xã hội, công nghệ và các điều kiện khách quan khác.
+ Nguyên tắc quy định thủ tục hành chính.
+ Nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính.
Ai có quyền phê duyệt kế hoạch rà soát, đánh giá độc lập thủ tục hành chính?
Theo quy định tại Điều 30 Nghị định 63/2010/NĐ-CP, điểm b khoản 12 Điều 1 Nghị định 48/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 48/2013/NĐ-CP về kế hoạch rà soát, đánh giá như sau:
Kế hoạch rà soát, đánh giá
1. Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính được xây dựng dựa trên một trong các căn cứ sau:
a) Chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
b) Lựa chọn của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
c) Phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về thủ tục hành chính.
2. Nội dung kế hoạch phải xác định rõ thủ tục hành chính cần rà soát, đánh giá, cơ quan thực hiện, thời gian thực hiện, căn cứ lựa chọn và dự kiến sản phẩm.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động xây dựng kế hoạch hàng năm về rà soát, đánh giá thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý, gửi Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính đã được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt đến Bộ Tư pháp trước ngày 31 tháng 01 của năm kế hoạch.
4. Trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, Bộ Tư pháp xây dựng kế hoạch rà soát trọng tâm, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Như vậy, người có quyền phê duyệt kế hoạch rà soát, đánh giá độc lập thủ tục hành chính là Thủ tướng Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?