Việc quản lý nhà nước về điều ước quốc tế bao gồm những nội dung nào? Cơ quan nào có trách nhiệm quản lý nhà nước về điều ước quốc tế?
Việc quản lý nhà nước về điều ước quốc tế bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ Điều 81 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về nội dung quản lý nhà nước về điều ước quốc tế như sau:
Nội dung quản lý nhà nước về điều ước quốc tế
1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về điều ước quốc tế.
2. Tổ chức và bảo đảm thực hiện điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Tuyên truyền, phổ biến điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thi hành pháp luật về điều ước quốc tế.
5. Lưu trữ, lưu chiểu, sao lục, dịch, đăng tải và đăng ký điều ước quốc tế.
6. Thống kê, rà soát điều ước quốc tế.
7. Xây dựng kế hoạch dài hạn và hàng năm về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế.
8. Báo cáo về tình hình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế.
9. Kiểm tra, thanh tra, khen thưởng và xử lý vi phạm quy định của pháp luật về điều ước quốc tế.
10. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế.
11. Hợp tác quốc tế về công tác điều ước quốc tế.
Theo đó, việc quản lý nhà nước về điều ước quốc tế bao gồm những nội dung được quy định tại Điều 81 nêu trên.
Trong đó có nội dung ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về điều ước quốc tế cũng. Đồng thời tổ chức và bảo đảm thực hiện điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Quản lý nhà nước về điều ước quốc tế (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có trách nhiệm quản lý nhà nước về điều ước quốc tế?
Căn cứ Điều 82 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về cơ quan quản lý nhà nước về điều ước quốc tế như sau:
Cơ quan quản lý nhà nước về điều ước quốc tế
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về điều ước quốc tế.
2. Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về điều ước quốc tế.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp với Bộ Ngoại giao thực hiện quản lý nhà nước về điều ước quốc tế.
Theo quy định trên, cơ quan có trách nhiệm quản lý nhà nước về điều ước quốc tế bao gồm Chính phủ, Bộ Ngoại giao và Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Trong đó, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về điều ước quốc tế. Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về điều ước quốc tế.
Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp với Bộ Ngoại giao thực hiện quản lý nhà nước về điều ước quốc tế.
Nguồn ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 65/2021/NĐ-CP quy định về nguồn ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế như sau:
Nguồn ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế
1. Ngân sách trung ương bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế gồm:
a) Kinh phí cho công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế của cơ quan nhà nước ở trung ương; tổng cục, cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; cơ quan, đơn vị trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân;
b) Kinh phí cấp cho cơ quan nhà nước cấp tỉnh nhằm thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế trong khuôn khổ điều ước quốc tế hoặc thực hiện hoạt động thỏa thuận quốc tế theo phân công của Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Ngân sách địa phương bảo đảm cho công tác thỏa thuận quốc tế của cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới nhằm thực hiện hợp tác quốc tế thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó.
3. Kinh phí cho công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế của cơ quan trung ương của tổ chức, cơ quan cấp tỉnh của tổ chức được bảo đảm từ ngân sách nhà nước trong trường hợp cơ quan đó thực hiện hợp tác quốc tế trong khuôn khổ điều ước quốc tế hoặc thực hiện hoạt động thỏa thuận quốc tế theo sự phân công của Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp thỏa thuận quốc tế của cơ quan trung ương của tổ chức, cơ quan cấp tỉnh của tổ chức nhằm thực hiện hợp tác quốc tế khác thì kinh phí cho công tác thỏa thuận quốc tế đó được bảo đảm từ nguồn tài chính của tổ chức.
Như vậy, Ngân sách trung ương bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế gồm những nguồn kinh phí được quy định tại khoản 1 Điều 4 nêu trên.
Ngân sách địa phương bảo đảm cho công tác thỏa thuận quốc tế của cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới nhằm thực hiện hợp tác quốc tế thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Văn tả mẹ lớp 5 ngắn gọn? Mẫu bài văn tả mẹ ngắn gọn hay nhất? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
- Sát hại 4 người trong gia đình đi tù bao nhiêu năm? Có dấu hiệu trầm cảm có thể bị xử lý ra sao?
- Quy định về việc tham vấn trong đánh giá tác động môi trường như thế nào? Nội dung của báo cáo?
- Cuộc kiểm toán để đánh giá hiệu quả trong sử dụng tài chính công có quy mô toàn quốc do ai quy định về thời hạn kiểm toán?
- Bài phát biểu chúc mừng năm mới Ất Tỵ 2025 ngắn gọn? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức thế nào?