Việc phát hiện ngũ cốc và đậu đỗ nhiễm động vật không xương sống có thể thực hiện bằng những loại bẫy nào?

Việc phát hiện ngũ cốc và đậu đỗ nhiễm động vật không xương sống bằng bẫy phải bảo đảm nguyên tắc gì? Việc này có thể thực hiện bằng những loại bẫy nào vậy em? Đây là câu hỏi của anh C.B đến từ Trà Vinh.

Việc phát hiện ngũ cốc và đậu đỗ nhiễm động vật không xương sống bằng bẫy phải bảo đảm nguyên tắc gì?

Việc phát hiện ngũ cốc và đậu đỗ nhiễm động vật không xương sống bằng bẫy phải bảo đảm nguyên tắc được quy định tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9708:2013 (ISO 16002:2004) như sau:

Các loài động vật nhỏ và côn trùng được phát hiện bằng bẫy cơ học, hoặc dẫn dụ bằng thức ăn hoặc chất dẫn dụ khác hoặc cả hai biện pháp. Bẫy cơ học giữ lại tất cả hoặc phần lớn côn trùng đi vào trong bẫy, do bẫy được thiết kế để hạn chế sự thoát ra.

Thức ăn hoặc chất dẫn dụ khác có thể cũng được dùng trong dụng cụ thu hút động vật không xương sống nhưng chúng không ngăn cản được côn trùng thoát ra. Hiệu quả của chúng phụ thuộc vào tính hấp dẫn của mồi nhử, thu hút một phần lớn quần thể động vật không xương sống lưu lại trong bẫy.

Do việc đánh bẫy phụ thuộc vào hoạt động của các loài động vật nhỏ và côn trùng, nên các kết quả bẫy ở các điều kiện lạnh hoặc rất nóng có thể sẽ khác nhau rõ rệt so với các kết quả thu được ở khoảng nhiệt độ "thông thường" từ 15 oC đến 40 oC

ngũ cốc

Ngũ cốc và đậu đỗ (Hình từ Internet)

Việc phát hiện ngũ cốc và đậu đỗ nhiễm động vật không xương sống có thể thực hiện bằng những loại bẫy nào?

Việc phát hiện ngũ cốc và đậu đỗ nhiễm động vật không xương sống có thể thực hiện bằng những loại bẫy được quy định tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9708:2013 (ISO 16002:2004) như sau:

Có nhiều loại bẫy khác nhau. Các bẫy nêu trong Phụ lục B và C là các loại bẫy tiêu biểu ở nhiều nước, có kèm theo hướng dẫn về thiết kế và cấu trúc của bẫy. Việc sử dụng các loại bẫy khác nhau có thể cho các kết quả khác nhau khi đánh giá quần thể dịch hại nhiễm trong cùng một kho. Bẫy sản xuất tại chỗ, theo các nguyên tắc đưa ra trong tiêu chuẩn này sẽ cung cấp thông tin có ích về sự nhiễm dịch hại, nhưng có thể không biết được mức độ hiệu quả của chúng và các kết quả này sẽ không so sánh trực tiếp được với các loại bẫy khác.

Phụ lục B đưa ra các ví dụ về các loại bẫy, cùng với các minh họa trong Phụ lục C nhằm hỗ trợ việc lựa chọn các phương pháp bẫy thích hợp trong bảo quản các loại lương thực khác nhau.

Dẫn chiếu đến Phụ lục B Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9708:2013 (ISO 16002:2004) như sau:

Điều

Tình trạng bảo quản

Loại bẫy

6.1.1

Khối hạt rời:

Động vật nhỏ và côn trùng bò

Bẫy xiên

Bẫy dạng hộp

Bẫy kết hợp xiên và dạng hộp

Túi lưới chứa mồi

6.1.2

Khối hạt rời:

Côn trùng biết bay

Bẫy dạng thùng hoặc phễu

Bẫy dạng lều bằng chất dẻo gấp nếp hoặc bằng cactông

Bẫy dạng dải dính hở

Bẫy dạng hộp nông mở-đóng/cạnh

6.2.2

Bảo quản trong bao:

Côn trùng bò

Hộp cactông có tấm đáy dính

Khay chất dẻo có nắp và có tấm đáy dính

Bẫy dạng hộp đáy phẳng có nắp đậy dạng vòm đục lỗ

Bẫy dạng hộp bằng chất dẻo gấp lại có nắp đậy gấp hoặc phẳng

Túi lưới chứa mồi

6.2.3

Bảo quản trong bao:

Côn trùng biết bay

Bẫy dạng thùng hoặc phễu

Bẫy dạng lều bằng chất dẻo gấp nếp hoặc bằng cactông

Bẫy dạng dải dính hở

Bẫy dạng hộp nông mở-đóng/cạnh

6.2.4

Bảo quản trong bao:

Động vật nhỏ

Bẫy mồi ẩn

Túi lưới chứa mồi

Bẫy động vật không xương sống trong ngũ cốc và đậu đỗ phải đảm bảo những yêu cầu chung gì?

Bẫy động vật không xương sống trong ngũ cốc và đậu đỗ phải đảm bảo những yêu cầu chung được quy định tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9708:2013 (ISO 16002:2004) như sau:

(1) Sự có mặt của động vật nhỏ và côn trùng trong khối hạt bảo quản phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Tiêu chuẩn vệ sinh, phương thức quản lý dịch hại đang áp dụng (ví dụ: các phương pháp kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm, gõ đập) và cách thức bảo quản hạt đều có tác động đến hiệu quả phát hiện động vật nhỏ và côn trùng bằng bẫy. Xem TCVN 7857-2 (ISO 6322-2).

(2) Hiệu quả của bẫy cơ học phụ thuộc vào sự di chuyển tự nhiên của côn trùng, lối côn trùng đi vào bẫy mà từ đó chúng không thể thoát ra hoặc không chọn được lối thoát.

(3) Dụng cụ dùng mồi nhử dựa trên nguyên tắc côn trùng bị dẫn dụ bằng thức ăn hoặc chất dẫn dụ khác và khi được đặt trong bẫy nhử thì côn trùng sẽ ở lại đó.

(4) Bẫy các loài côn trùng bay dựa vào nguyên tắc là côn trùng trưởng thành sẽ bay hướng đến bẫy có chất dẫn dụ và sau đó bị giữ lấy trong bẫy.

(5) Chất dẫn dụ được sử dụng trong một số loại bẫy là pheromen tổng hợp, chất này chỉ có hiệu quả cao đối với chi động vật và thông thường chỉ đối với một giới của loài, thường là giống đực. Các chất dẫn dụ là thức ăn thường dẫn dụ nhiều loài.

(6) Các hệ thống bẫy không dùng mồi nhử phụ thuộc hoàn toàn vào việc động vật không xương sống đi vào bẫy do ngẫu nhiên và sau đó bị giữ lại trong bẫy. Kiểu bẫy này đôi khi được gọi là "bẫy ngẫu nhiên".

(7) Động vật nhỏ và côn trùng gây hại trong kho bảo quản lương thực gồm:

a) bọ cánh cứng và mọt có giai đoạn trường thành không biết bay;

b) bọ cánh cứng và mọt có giai đoạn trưởng thành biết bay;

c) các loài ngài có giai đoạn trưởng thành biết bay;

d) các động vật nhỏ không biết bay và các động vật nhỏ chỉ có thể quan sát bằng mắt thường.

Việc lựa chọn loại bẫy tốt nhất phụ thuộc vào nhóm dịch hại và các điều kiện vật lý (khí hậu và vị trí kho) nơi đặt bẫy.

Ngũ cốc và đậu đỗ
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bãi bỏ TCVN/QS được quy định như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13908-2:2024 cốt liệu xỉ thép oxy hoá lò hồ quang điện dùng chế tạo bê tông xi măng thông thường thế nào?
Pháp luật
Sửa chữa định kỳ (Periodic repair) là gì? Phân loại cống công trình thủy lợi theo TCVN13999:2024?
Pháp luật
TCVN 13724-5:2023 về Cụm đóng cắt và điều khiển hạ áp - Cụm lắp ráp dùng cho mạng phân phối trong lưới điện công cộng?
Pháp luật
Đất cây xanh sử dụng công cộng là gì? Thiết kế quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng đô thị phải đảm bảo các yêu cầu nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13724-2:2023 IEC 61439-2:2020 về đặc tính giao diện của cụm đóng cắt và điều khiển nguồn điện lực?
Pháp luật
TCVN 13733-2:2023 (ISO 20140-2:2018) về Hệ thống tự động hóa và tích hợp - Đánh giá hiệu suất năng lượng có ảnh hưởng đến môi trường?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10687-12-2:2023 hiệu suất năng lượng của tuabin gió phát điện dựa trên phép đo gió trên vỏ tuabin thế nào?
Pháp luật
Thiết kế mặt bằng tổng thể các sân thể thao cần phải bảo đảm những yêu cầu gì để đúng với TCVN 4205:2012?
Pháp luật
Diện tích tối thiểu đất xây dựng sân thể thao nhiều môn và khoảng cách ly vệ sinh đối với sân thể thao phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Pháp luật
Khách hàng là gì? Sự thỏa mãn của khách hàng được xác định thế nào? Mô hình khái niệm về sự thỏa mãn của khách hàng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngũ cốc và đậu đỗ
358 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngũ cốc và đậu đỗ Tiêu chuẩn Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngũ cốc và đậu đỗ Xem toàn bộ văn bản về Tiêu chuẩn Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào