Việc phân bổ nguồn lực tài chính để hỗ trợ và khắc phục hậu quả thiên tai thuộc trách nhiệm và thẩm quyền của ai?
Việc phân bổ nguồn lực tài chính để hỗ trợ và khắc phục hậu quả thiên tai thuộc trách nhiệm và thẩm quyền của ai?
Tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 66/2021/NĐ-CP quy định trách nhiệm, thẩm quyền phân bổ nguồn lực tài chính như sau:
- Ủy ban nhân dân các cấp căn cứ đề xuất của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cùng cấp quyết định sử dụng dự phòng ngân sách địa phương, quỹ dự trữ tài chính, quỹ phòng chống thiên tai và các nguồn tài chính hợp pháp khác của địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng và hiệu quả.
Trường hợp vượt quá khả năng cân đối của địa phương, Ủy ban nhân dân các cấp đề xuất nhu cầu, báo cáo Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp trên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai để tổng hợp, xem xét trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ đề xuất của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn bố trí, phân bổ nguồn lực trong phạm vi chức năng, quyền hạn để khắc phục hậu quả thiên tai thuộc phạm vi quản lý và hỗ trợ các địa phương theo thẩm quyền; trường hợp quá khả năng, báo cáo Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai để tổng hợp, xem xét trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Thẩm quyền phân bổ nguồn lực tài chính khắc phục hậu quả thiên tai thuộc thẩm quyền của ai?
Quy trình huy động ngân sách tại địa phương được quy định như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 66/2021/NĐ-CP quy định quy trình huy động và sử dụng ngân sách địa phương như sau:
- Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định sử dụng ngân sách cấp mình để ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai;
- Trường hợp thiệt hại lớn, vượt quá khả năng cân đối của ngân sách địa phương, sau khi sử dụng ngân sách cấp mình để ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu, Ủy ban nhân dân các cấp báo cáo Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp trên chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới;
- Căn cứ Quyết định hỗ trợ kinh phí để khắc phục hậu quả thiên tai của Ủy ban nhân dân cấp trên, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp dưới có trách nhiệm tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân cùng cấp phân bổ kịp thời để triển khai thực hiện, thời hạn chậm nhất 20 ngày kể từ ngày có quyết định hỗ trợ; định kỳ hàng quý báo cáo kết quả thực hiện về Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp trên trước ngày 20 tháng cuối quý để tổng hợp báo cáo;
- Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện, đề xuất Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét thu hồi, điều chuyển kinh phí hỗ trợ và xử lý các trường hợp sử dụng sai mục đích, đối tượng hoặc để chậm trễ, gây lãng phí, kém hiệu quả.
Quy trình huy động ngân sách tại trung ương được quy định như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 17 Nghị định 66/2021/NĐ-CP quy định quy trình huy động và triển khai nguồn hỗ trợ từ ngân sách trung ương như sau:
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chủ động sử dụng dự toán kinh phí được giao hằng năm; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động sử dụng nguồn lực của địa phương để ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai. Trường hợp thiệt hại lớn, vượt quá khả năng cân đối, sau khi sử dụng kinh phí được giao, ngân sách địa phương để ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và chịu trách nhiệm toàn diện về tính chính xác của nội dung, số liệu báo cáo;
- Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hỗ trợ;
- Căn cứ Quyết định hỗ trợ kinh phí để khắc phục hậu quả thiên tai của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương có trách nhiệm tham mưu, đề xuất Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kịp thời để triển khai thực hiện, thời hạn chậm nhất 30 ngày kể từ ngày có quyết định của Thủ tướng Chính phủ; định kỳ hàng quý báo cáo kết quả thực hiện về Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai trước ngày 25 tháng cuối quý để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
- Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai nguồn lực được hỗ trợ của các bộ, ngành, địa phương. Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện và đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét thu hồi kinh phí hỗ trợ và xử lý các trường hợp sử dụng không đúng mục đích, đối tượng hoặc để chậm trễ, không kịp thời, gây lãng phí, kém hiệu quả. Đối với những công trình sử dụng kinh phí hỗ trợ lớn hoặc có tính chất kỹ thuật phức tạp, để đảm bảo an toàn công trình và hiệu quả đầu tư, căn cứ báo cáo phân bổ của các địa phương, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai thông báo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi hồ sơ kỹ thuật để cơ quan thường trực Ban chỉ đạo (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) có ý kiến hoặc phối hợp với các bộ quản lý chuyên ngành có ý kiến làm cơ sở phê duyệt và triển khai thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?