Việc nuôi trồng loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại chỉ được tiến hành khi nào? Tiêu chí xác định bao gồm những gì?
Việc nuôi trồng loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại chỉ được tiến hành khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 52 Luật Đa dạng sinh học 2008 có quy định như sau:
Kiểm soát việc nuôi trồng loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại
1. Việc nuôi trồng loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại chỉ được tiến hành sau khi có kết quả khảo nghiệm loài ngoại lai đó không có nguy cơ xâm hại đối với đa dạng sinh học và được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp phép.
2. Việc nuôi trồng, phát triển loài ngoại lai trong khu bảo tồn chỉ được tiến hành sau khi có kết quả khảo nghiệm loài ngoại lai đó không có nguy cơ xâm hại đối với đa dạng sinh học của khu bảo tồn và phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp phép.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan quy định việc khảo nghiệm và việc cấp phép nuôi trồng, phát triển loài ngoại lai.
Như vậy, theo quy định trên thì việc nuôi trồng loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại chỉ được tiến hành sau khi có kết quả khảo nghiệm loài ngoại lai đó không có nguy cơ xâm hại đối với đa dạng sinh học và được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp phép.
Ngoài ra, đối với việc nuôi trồng, phát triển loài ngoại lai trong khu bảo tồn chỉ được tiến hành sau khi có kết quả khảo nghiệm loài ngoại lai đó không có nguy cơ xâm hại đối với đa dạng sinh học của khu bảo tồn và phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp phép.
Lưu ý: Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi Trường), bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan quy định việc khảo nghiệm và việc cấp phép nuôi trồng, phát triển loài ngoại lai.
Việc nuôi trồng loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại chỉ được tiến hành khi nào? (Hình từ internet)
Tiêu chí xác định loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại bao gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 1 Thông tư 35/2018/TT-BTNMT có quy định như sau:
Tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại và loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại
...
3. Tiêu chí xác định loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại:
Loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại là loài ngoại lai đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
a) Có khả năng phát triển và lan rộng nhanh, có biểu hiện cạnh tranh thức ăn, môi trường sống và có khả năng gây hại đến các loài sinh vật bản địa của Việt Nam;
b) Được ghi nhận là xâm hại tại khu vực có khí hậu tương đồng với Việt Nam;
c) Được đánh giá là có nguy cơ xâm hại cao đối với đa dạng sinh học của Việt Nam.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì tiêu chí xác định loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại là đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
(1) Có khả năng phát triển và lan rộng nhanh, có biểu hiện cạnh tranh thức ăn, môi trường sống và có khả năng gây hại đến các loài sinh vật bản địa của Việt Nam;
(2) Được ghi nhận là xâm hại tại khu vực có khí hậu tương đồng với Việt Nam;
(3) Được đánh giá là có nguy cơ xâm hại cao đối với đa dạng sinh học của Việt Nam.
Những hành vi nào bị nghiêm cấm về đa dạng sinh học?
Căn cứ theo Điều 7 Luật Đa dạng sinh học 2008 có quy định:
Những hành vi bị nghiêm cấm về đa dạng sinh học
1. Săn bắt, đánh bắt, khai thác loài hoang dã trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, trừ việc vì mục đích nghiên cứu khoa học; lấn chiếm đất đai, phá hoại cảnh quan, hủy hoại hệ sinh thái tự nhiên, nuôi trồng các loài ngoại lai xâm hại trong khu bảo tồn.
2. Xây dựng công trình, nhà ở trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, trừ công trình phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh; xây dựng công trình, nhà ở trái phép trong phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn.
3. Điều tra, khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản; chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại, nuôi trồng thuỷ sản quy mô công nghiệp; cư trú trái phép, gây ô nhiễm môi trường trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn.
4. Săn bắt, đánh bắt, khai thác bộ phận cơ thể, giết, tiêu thụ, vận chuyển, mua, bán trái phép loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; quảng cáo, tiếp thị, tiêu thụ trái phép sản phẩm có nguồn gốc từ loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
5. Nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo trái phép loài động vật, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
6. Nhập khẩu, phóng thích trái phép sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen.
7. Nhập khẩu, phát triển loài ngoại lai xâm hại.
8. Tiếp cận trái phép nguồn gen thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
9. Chuyển đổi trái phép mục đích sử dụng đất trong khu bảo tồn.
Như vậy, những hành vi bị nghiêm cấm về đa dạng sinh học bao gồm:
(1) Săn bắt, đánh bắt, khai thác loài hoang dã trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, trừ việc vì mục đích nghiên cứu khoa học; lấn chiếm đất đai, phá hoại cảnh quan, hủy hoại hệ sinh thái tự nhiên, nuôi trồng các loài ngoại lai xâm hại trong khu bảo tồn.
(2) Xây dựng công trình, nhà ở trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, trừ công trình phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh; xây dựng công trình, nhà ở trái phép trong phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn.
(3) Điều tra, khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản; chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại, nuôi trồng thuỷ sản quy mô công nghiệp; cư trú trái phép, gây ô nhiễm môi trường trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn.
(4) Săn bắt, đánh bắt, khai thác bộ phận cơ thể, giết, tiêu thụ, vận chuyển, mua, bán trái phép loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; quảng cáo, tiếp thị, tiêu thụ trái phép sản phẩm có nguồn gốc từ loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
(5) Nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo trái phép loài động vật, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
(6) Nhập khẩu, phóng thích trái phép sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen.
(7) Nhập khẩu, phát triển loài ngoại lai xâm hại.
(8) Tiếp cận trái phép nguồn gen thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
(9) Chuyển đổi trái phép mục đích sử dụng đất trong khu bảo tồn.







Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn cán bộ cấp xã sau sáp nhập 34 tỉnh thành theo Kết luận của Bộ Chính trị cần cụ thể hóa những phương diện nào?
- Công an cửa khẩu là ai? Khi nào công an cửa khẩu phải đeo số hiệu theo quy định của Bộ Công an?
- Cập nhật diện tích 34 tỉnh thành sau sáp nhập tỉnh chi tiết thế nào trên cơ sở Nghị quyết 60 và Quyết định 759?
- 3+ Mẫu viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết: Nên cân bằng giữa việc học tập và hoạt động giải trí thế nào lớp 9?
- Câu hỏi đố vui về cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Các hoạt động tuyên truyền trọng tâm kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh?