Việc mua sắm tài sản tại các đơn vị trong hệ thống Bảo hiểm xã hội được thực hiện theo phương thức nào?
- Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có quyền quyết định chủ trương mua sắm những tài sản nào trong hệ thống Bảo hiểm xã hội?
- Việc mua sắm tài sản tại các đơn vị trong hệ thống Bảo hiểm xã hội được thực hiện theo phương thức nào?
- Kinh phí mua sắm tài sản tại các đơn vị trong hệ thống Bảo hiểm xã hội được bố trí từ nguồn nào?
Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có quyền quyết định chủ trương mua sắm những tài sản nào trong hệ thống Bảo hiểm xã hội?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Quy chế quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại các đơn vị trong hệ thống Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 292/QĐ-BHXH năm 2012 quy định về việc mua sắm tài sản như sau:
Mua sắm tài sản
1. Hằng năm, các đơn vị trong hệ thống BHXH được sử dụng nguồn kinh phí được giao để mua sắm tài sản. Việc mua sắm tài sản phải phù hợp với tiêu chuẩn, định mức sử dụng, thực hiện đúng trình tự, thủ tục đảm bảo công khai, tiết kiệm và có hiệu quả.
2. Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản
a) Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quyết định chủ trương mua sắm tài sản trong hệ thống BHXH đối với những loại tài sản sau:
- Xe ô tô các loại, phương tiện vận tải;
- Máy móc, trang thiết bị làm việc có giá trị mua sắm ban đầu từ 300 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản;
- Phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin;
- Các tài sản thực hiện mua sắm tập trung tại BHXH Việt Nam.
b) Giám đốc BHXH cấp tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị dự toán cấp 3 trực thuộc BHXH Việt Nam quyết định mua sắm tài sản không thuộc quy định tại Điểm a nêu trên và trong phạm vi dự toán ngân sách được giao.
...
Như vậy, theo quy định, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có quyền quyết định chủ trương mua sắm tài sản trong hệ thống Bảo hiểm xã hội đối với những loại tài sản sau:
(1) Xe ô tô các loại, phương tiện vận tải;
(2) Máy móc, trang thiết bị làm việc có giá trị mua sắm ban đầu từ 300 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản;
(3) Phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin;
(4) Các tài sản thực hiện mua sắm tập trung tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có quyền quyết định chủ trương mua sắm những tài sản nào trong hệ thống Bảo hiểm xã hội? (Hình từ Internet)
Việc mua sắm tài sản tại các đơn vị trong hệ thống Bảo hiểm xã hội được thực hiện theo phương thức nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Quy chế quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại các đơn vị trong hệ thống Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 292/QĐ-BHXH năm 2012 quy định về việc mua sắm tài sản như sau:
Mua sắm tài sản
...
3. Việc mua sắm tài sản được thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:
a) Mua sắm tập trung thực hiện theo quy định tại Quy chế tổ chức mua sắm tài sản, hàng hóa theo phương thức tập trung trong ngành BHXH ban hành kèm theo Quyết định số 1090/QĐ-BHXH ngày 29/7/2010 của BHXH Việt Nam và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Nhà nước;
b) Đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản thực hiện mua sắm theo văn bản hướng dẫn của Nhà nước và của Ngành. Đối với tài sản phải đấu thầu, thực hiện theo Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn của Nhà nước và BHXH Việt Nam.
4. Kinh phí mua sắm tài sản được bố trí trong dự toán chi quản lý bộ máy hằng năm giao cho các đơn vị, nguồn kinh phí khác (nếu có). Hàng năm, BHXH cấp tỉnh, đơn vị dự toán cấp 3 trực thuộc BHXH Việt Nam tổng hợp kinh phí mua sắm tài sản vào dự toán chi quản lý bộ máy gửi về BHXH Việt Nam để tổng hợp và giao dự toán cho các đơn vị theo quy định.
Như vậy, theo quy định, việc mua sắm tài sản tại các đơn vị trong hệ thống Bảo hiểm xã hội được thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:
(1) Mua sắm tập trung theo quy định tại Quy chế tổ chức mua sắm tài sản, hàng hóa theo phương thức tập trung trong ngành Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 1090/QĐ-BHXH năm 2010 và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Nhà nước;
(2) Đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản thực hiện mua sắm theo văn bản hướng dẫn của Nhà nước và của Ngành. Đối với tài sản phải đấu thầu, thực hiện theo Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn của Nhà nước và BHXH Việt Nam.
Kinh phí mua sắm tài sản tại các đơn vị trong hệ thống Bảo hiểm xã hội được bố trí từ nguồn nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 4 Quy chế quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại các đơn vị trong hệ thống Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 292/QĐ-BHXH năm 2012 quy định về việc mua sắm tài sản như sau:
Mua sắm tài sản
...
3. Việc mua sắm tài sản được thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:
a) Mua sắm tập trung thực hiện theo quy định tại Quy chế tổ chức mua sắm tài sản, hàng hóa theo phương thức tập trung trong ngành BHXH ban hành kèm theo Quyết định số 1090/QĐ-BHXH ngày 29/7/2010 của BHXH Việt Nam và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Nhà nước;
b) Đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản thực hiện mua sắm theo văn bản hướng dẫn của Nhà nước và của Ngành. Đối với tài sản phải đấu thầu, thực hiện theo Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn của Nhà nước và BHXH Việt Nam.
4. Kinh phí mua sắm tài sản được bố trí trong dự toán chi quản lý bộ máy hằng năm giao cho các đơn vị, nguồn kinh phí khác (nếu có). Hàng năm, BHXH cấp tỉnh, đơn vị dự toán cấp 3 trực thuộc BHXH Việt Nam tổng hợp kinh phí mua sắm tài sản vào dự toán chi quản lý bộ máy gửi về BHXH Việt Nam để tổng hợp và giao dự toán cho các đơn vị theo quy định.
Như vậy, theo quy định, kinh phí mua sắm tài sản tại các đơn vị trong hệ thống Bảo hiểm xã hội được bố trí trong dự toán chi quản lý bộ máy hằng năm giao cho các đơn vị, nguồn kinh phí khác (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn 01 thẩm tra lý lịch đảng viên? Hướng dẫn thẩm tra lý lịch đảng viên mới nhất quy định những gì?
- Viết đoạn văn kể về một hoạt động ngoài trời mà em được chứng kiến hoặc tham gia lớp 3 chọn lọc?
- 5+ mẫu thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 online đẹp, chuyên nghiệp? Tạo thiệp thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 thế nào?
- Toàn bộ Công văn 7619-CV/BTCTW hướng dẫn khung Quy chế làm việc mẫu của cấp ủy cơ sở? Tải Công văn 7619?
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?