Đổi tên đơn vị hành chính có phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp?
Đổi tên đơn vị hành chính có phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp?
Căn cứ theo Điều 10 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 có quy định như sau:
Trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính
...
3. Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về chủ trương thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính bằng các hình thức phù hợp theo quy định của Chính phủ.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì việc đổi tên đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp.
Đồng thời, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cũng phải chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về chủ trương đổi tên đơn vị hành chính bằng các hình thức phù hợp theo quy định của Chính phủ.
Lưu ý:
(1) Sau khi có kết quả lấy ý kiến Nhân dân, cơ quan xây dựng đề án có trách nhiệm hoàn thiện đề án và gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã ở các đơn vị hành chính có liên quan để xem xét, cho ý kiến về việc đổi tên đơn vị hành chính.
(Theo khoản 4 Điều 10 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025)
(2) Đề án đổi tên đơn vị hành chính phải được thẩm định trước khi trình Chính phủ và được thẩm tra trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
(Theo khoản 5 Điều 10 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025)
(3) Việc lập đề án đổi tên đơn vị hành chính thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
(Theo khoản 6 Điều 10 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025)
Đổi tên đơn vị hành chính có phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp? (Hình từ internet)
Thẩm quyền quyết định đổi tên đơn vị hành chính thuộc về ai?
Căn cứ theo Điều 9 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 có quy định rằng:
Thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính
1. Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh.
2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
Như vậy, theo căn cứ trên thì thẩm quyền quyết định đổi tên đơn vị hành chính được quy định như sau:
- Đối với việc đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh: thẩm quyền thuộc về Quốc hội
- Đối với việc đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã: thẩm quyền thuộc về Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính được quy định ra sao?
Căn cứ theo Điều 2 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 có quy định như sau:
Tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính
1. Chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 1 của Luật này là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
Trường hợp Quốc hội có quy định về việc không tổ chức cấp chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính cụ thể thì chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính đó là Ủy ban nhân dân.
2. Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã.
3. Chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phường, thị trấn.
4. Chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định khi thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì việc tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính được quy định như sau:
(1) Chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính sau thì cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân:
- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh)
- Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp huyện)
- Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã)
Đối với trường hợp Quốc hội có quy định về việc không tổ chức cấp chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính cụ thể thì chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính đó là Ủy ban nhân dân.
(2) Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã.
(3) Chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phường, thị trấn.
(4) Chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định khi thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Môn toán học: Công thức tính bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông lớp 9? 04 quan điểm xây dựng chương trình toán học?
- Sáp nhập xã: Điều tra viên bố trí ở Công an cấp xã được quy định thế nào sau sáp nhập theo Hướng dẫn 11?
- Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý thuộc Bộ Tư pháp đúng không? Tên giao dịch tiếng anh của Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý?
- Thao tác lập luận bình luận là gì? Ví dụ về thao tác lập luận bình luận? Yêu cầu cần đạt môn Ngữ văn ở cấp trung học phổ thông?
- Bộ phận Một cửa Cơ quan Bộ Xây dựng được kéo dài thời gian giải quyết thủ tục hành chính không?