Việc mua, bán ngoại tệ giữa dự trữ ngoại hối chính thức với ngân sách nhà nước được quy định như thế nào?
- Ngoại tệ có được phép đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước không?
- Việc mua, bán ngoại tệ giữa dự trữ ngoại hối chính thức với ngân sách nhà nước được quy định như thế nào?
- Quản lý dự trữ ngoại hối chính thức được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
- Việc quản lý dự trữ ngoại hối chính thức được thực hiện thông qua các nghiệp vụ nào?
- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng tiêu chuẩn quốc tế, vàng khác thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước dựa vào những căn cứ nào?
Ngoại tệ có được phép đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước không?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 50/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Loại ngoại tệ được phép đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước
Ngoại tệ được phép đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước là ngoại tệ tự do chuyển đổi và ngoại tệ khác theo cam kết tại các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương và đa phương do Ngân hàng Nhà nước ký kết với các ngân hàng trung ương và tổ chức tài chính quốc tế.
Như vậy chỉ có ngoại tệ được phép đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước là ngoại tệ tự do chuyển đổi và ngoại tệ khác theo cam kết tại các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương và đa phương do Ngân hàng Nhà nước ký kết với các ngân hàng trung ương và tổ chức tài chính quốc tế.
Dự trữ ngoại hối (Hình từ Internet)
Việc mua, bán ngoại tệ giữa dự trữ ngoại hối chính thức với ngân sách nhà nước được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 50/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Việc mua, bán ngoại tệ giữa dự trữ ngoại hối chính thức với ngân sách nhà nước
1. Bộ Tài chính có trách nhiệm gửi toàn bộ số ngoại tệ của Kho bạc Nhà nước tại Ngân hàng Nhà nước.
2. Hằng năm, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hạn mức ngoại tệ được phép giữ lại để chi ngoại tệ thường xuyên của ngân sách nhà nước. Trên cơ sở hạn mức ngoại tệ được Thủ tướng Chính phủ cho phép giữ lại, Bộ Tài chính có trách nhiệm bán toàn bộ số ngoại tệ còn lại bổ sung dự trữ ngoại hối chính thức.
3. Hằng năm, chậm nhất đến ngày 31 tháng 3, Bộ Tài chính có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước thông báo kế hoạch bán ngoại tệ trong năm chi tiết theo quý để bổ sung dự trữ ngoại hối chính thức.
4. Trường hợp ngân sách nhà nước có khả năng không cân đối được ngoại tệ để thực hiện việc trả nợ nước ngoài của Chính phủ và các nhu cầu chi ngoại tệ khác của ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Nhà nước xây dựng phương án cân đối bán ngoại tệ cho ngân sách nhà nước.
Như vậy việc mua, bán ngoại tệ giữa dự trữ ngoại hối chính thức với ngân sách nhà nước được quy định như trên.
Quản lý dự trữ ngoại hối chính thức được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 50/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc quản lý dự trữ ngoại hối chính thức
Quản lý dự trữ ngoại hối chính thức phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
1. Bảo toàn.
2. Thanh khoản.
3. Sinh lời.
Như vậy quản lý dự trữ ngoại hối chính thức được thực hiện dựa trên 03 nguyên tắc sau:
- Bảo toàn.
- Thanh khoản.
- Sinh lời.
Việc quản lý dự trữ ngoại hối chính thức được thực hiện thông qua các nghiệp vụ nào?
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 50/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Các nghiệp vụ quản lý dự trữ ngoại hối chính thức
Ngân hàng Nhà nước quản lý dự trữ ngoại hối chính thức thông qua các nghiệp vụ sau:
1. Đầu tư trên thị trường quốc tế.
2. Can thiệp thị trường trong nước.
3. Thực hiện các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh.
4. Thực hiện các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương và đa phương với các ngân hàng trung ương và tổ chức tài chính quốc tế.
5. Các nghiệp Vụ quản lý dự trữ ngoại hối chính thức khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
Như vậy việc quản lý dự trữ ngoại hối chính thức được thực hiện thông qua các nghiệp vụ sau:
- Đầu tư trên thị trường quốc tế.
- Can thiệp thị trường trong nước.
- Thực hiện các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh.
- Thực hiện các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương và đa phương với các ngân hàng trung ương và tổ chức tài chính quốc tế.
- Các nghiệp Vụ quản lý dự trữ ngoại hối chính thức khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng tiêu chuẩn quốc tế, vàng khác thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước dựa vào những căn cứ nào?
Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 50/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển đổi vàng
1. Căn cứ cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước, nhu cầu can thiệp thị trường vàng trong nước trong từng thời kỳ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng tiêu chuẩn quốc tế, vàng khác thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước và chuyển đổi vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước từ vàng tiêu chuẩn quốc tế sang vàng khác và ngược lại.
2. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tác xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển đổi vàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
Như vậy Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng tiêu chuẩn quốc tế, vàng khác thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước dựa vào những căn cứ cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước, nhu cầu can thiệp thị trường vàng trong nước trong từng thời kỳ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?