Việc lựa chọn vị trí tuyến cừ chống thấm cho công trình thủy lợi trên nền không phải là đá được quy định ra sao?

Việc lựa chọn vị trí tuyến cừ chống thấm cho công trình thủy lợi trên nền không phải là đá được quy định ra sao? Cấu tạo chi tiết cừ chống thấm cho công trình thủy lợi trên nền không phải là đá? câu hỏi của anh T (Nam Định).

Cừ chống thấm là gì?

Cừ chống thấm được giải thích tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12633:2020 về Công trình thủy lợi - Cừ chống thấm - Yêu cầu thiết kế, cụ thể như sau:

3 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Cừ chống thấm (Impermeability sheet pile)
Kết cấu được đặt thẳng đứng trong nền và liên kết với kết cấu bản đáy hoặc tường bên để kéo dài đường viền thấm cho công trình, cấu tạo của cừ dạng bản hoặc dạng khác có bố trí khớp nối âm dương để khi liên kết với nhau tạo thành tường chống thấm đảm bảo kín nước theo yêu cầu thiết kế. Vật liệu để chế tạo cừ có thể bằng thép, nhựa hoặc bê tông cốt thép.
...

Theo đó, cừ chống thấm được hiểu là kết cấu được đặt thẳng đứng trong nền và liên kết với kết cấu bản đáy hoặc tường bên để kéo dài đường viền thấm cho công trình, cấu tạo của cừ dạng bản hoặc dạng khác có bố trí khớp nối âm dương để khi liên kết với nhau tạo thành tường chống thấm đảm bảo kín nước theo yêu cầu thiết kế. Vật liệu để chế tạo cừ có thể bằng thép, nhựa hoặc bê tông cốt thép.

Việc lựa chọn vị trí tuyến cừ chống thấm cho công trình thủy lợi trên nền không phải là đá được quy định ra sao?

Việc lựa chọn vị trí tuyến cừ chống thấm cho công trình thủy lợi trên nền không phải là đá được quy định ra sao? (hình từ internet)

Việc lựa chọn vị trí tuyến cừ chống thấm cho công trình thủy lợi trên nền không phải là đá được quy định ra sao?

Việc lựa chọn vị trí tuyến cừ chống thấm cho công trình thủy lợi trên nền không phải là đá được quy định tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12633:2020 về Công trình thủy lợi - Cừ chống thấm - Yêu cầu thiết kế, cụ thể như sau:

5 Những yêu cầu kỹ thuật khi thiết kế
5.1 Lựa chọn vị trí tuyến cừ chống thấm
5.1.1 Cừ dưới đáy công trình
Lựa chọn vị trí tuyến cừ chống thấm dưới đáy công trình theo các yêu cầu sau:
Tuyến cừ chống thấm phải đảm bảo liên tục và liên kết được với kết cấu bản đáy công trình. Vị trí bố trí tuyến cừ cần căn cứ vào yêu cầu chống thấm và điều kiện địa chất đất nền để giảm áp lực thấm đẩy ngược lên bản đáy công trình.
Bố trí tuyến cừ chống thấm nối tiếp với công trình đã có thì phải liên kết phù hợp với tuyến chống thấm hiện hữu (xem Hình 1).
5.1.2 Cừ bên mang công trình
Lựa chọn vị trí tuyến cừ chống thấm bên mang công trình theo các yêu cầu sau:
5.1.2.1 Tuyến cừ chống thấm phải đảm bảo liên tục, liên kết được với kết cấu bản đáy công trình và với kết cấu nối tiếp hai bên mang công trình. Chi tiết nối tiếp giữa tuyến cừ mang với công trình xem Hình 2.
5.1.2.2 Phải nối tiếp với tuyến chống thấm dưới đáy và đảm bào ổn định thấm vòng hai bên mang công trình.
...

Như vậy, việc lựa chọn vị trí tuyến cừ chống thấm cho công trình thủy lợi trên nền không phải là đá được thực hiện như quy định trên.

Cấu tạo chi tiết cừ chống thấm cho công trình thủy lợi trên nền không phải là đá?

Cấu tạo chi tiết cừ chống thấm cho công trình thủy lợi trên nền không phải là đá được quy định tại tiết 5.2.2 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12633:2020 về Công trình thủy lợi - Cừ chống thấm - Yêu cầu thiết kế, cụ thể như sau:

5.2.2 Cấu tạo chi tiết cừ chống thấm
5.2.2.1 Kết cấu cừ thép
Đối với cừ thép, cần có các biện pháp bảo vệ chống ăn mòn. Biện pháp bảo vệ tham khảo Phụ lục C.
a) Vật liệu chế tạo
- Vật liệu, tính chất cơ học của vật liệu chế tạo cừ thép dạng chữ SP, U, Z, AS, M, HM được quy định trong TCVN 9686.
- Vật liệu, tính chất cơ học của vật liệu chế tạo cừ thép dạng ống tròn được quy định trong TCVN 9246.
b) Kết cấu, hình dạng mặt cắt, liên kết khớp nối các loại cừ thép tham khảo Phụ lục A.
c) Chi tiết đặc trưng mặt cắt các loại cừ thép tham khảo Phụ lục B.
d) Các phương pháp bảo vệ chống ăn mòn cho cừ thép tham khảo Phụ lục C.
e) Các hệ số chiết giảm của cừ thép trong tính toán kết cấu tham khảo Phụ lục D.
f) Phạm vi áp dụng đối với từng loại cừ tham khảo Phụ lục E.
5.2.2.2 Kết cấu cừ nhựa
a) Vật liệu chế tạo
- Cừ nhựa được chế tạo bằng nhựa uPVC hoặc nhựa PVC
- Nhựa chịu nhiệt cao, có khả năng chống cháy tới 1000 °C. Thời gian chịu đựng được nhiệt nóng chảy trong vòng 30 phút.
- Nhựa có các tính năng khác như: Không bị ôxy hóa, không bị co ngót, không bị biến dạng theo thời gian. Bề mặt sản phẩm từ nhựa uPVC có thể được phủ một lớp hóa chất chống trầy xước và tạo ra độ bóng trên bề mặt sản phẩm cừ nhựa uPVC.
b) Đặc điểm chế tạo
- Độ cứng của cừ nhựa nhỏ hơn so với các loại vật liệu khác như thép hay bê tông
- Khớp nối cừ dạng âm dương, không sử dụng loại bẻ móc nối như cừ thép thông thường.
5.2.2.3 Kết cấu cừ bê tông cốt thép
a) Vật liệu chế tạo
Vật liệu chế tạo là bê tông cốt thép, cốt thép thường nhóm từ AI (Cl) đến AIII (Clll). Cường độ chịu nén của bê tông tuổi 28 ngày thường từ 30 MPa đến 40 Mpa.
b) Chi tiết kết cấu
Cừ bê tông cốt thép có khớp nối bằng thép, dạng khớp âm dương, độ rộng khe hở của khớp nối đảm bảo điều kiện kín nước hoặc được điền đầy bằng vật liệu trương nở khác để kín nước hoàn toàn. Chi tiết mặt cắt ngang cừ bê tông cốt thép và mặt bằng, mặt bên cừ bê tông cốt thép xem Hình B.3 của Phụ lục B.
...
Công trình thủy lợi Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Công trình thủy lợi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8217:2009 hướng dẫn phân loại hạt đất đối với đất được sử dụng trong xây dựng công trình thủy lợi?
Pháp luật
Mẫu quy trình vận hành công trình thủy lợi nhỏ áp dụng từ 01/8/2022? Vận hành công trình thủy lợi phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Pháp luật
Việc tổng hợp, thống kê số liệu các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi dựa vào đâu?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất gồm những gì?
Pháp luật
Thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ gia hạn giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản trong công trình thủy lợi gồm những gì? Trình tự, thủ tục gia hạn giấy phép được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi sẽ gồm những gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8412:2020 quy định tài liệu cơ bản lập quy trình vận hành hệ thống công trình thủy lợi?
Pháp luật
Khi tính toán kết cấu theo độ tin cậy của công trình thủy lợi phải bảo đảm những yêu cầu chung gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10397:2015 yêu cầu về đo đạc khi thi công đối với công trình thủy lợi ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công trình thủy lợi
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
391 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công trình thủy lợi
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào