Thuyền viên tàu lặn gồm những ai? Ai sẽ phải chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo, huấn luyện của thuyền viên tàu lặn?
Thuyền viên tàu lặn gồm những ai?
Căn cứ theo khoản 24 Điều 3 Nghị định 58/2017/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm g khoản 2 Điều 1 Nghị định 34/2025/NĐ-CP có định nghĩa thuyền viên tàu lặn như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
20. Vị trí dự kiến đến cảng biển là vị trí tàu thuyền đón hoa tiêu hoặc đến ranh giới vùng nước cảng biển hoặc vị trí tàu thuyền dự kiến hoạt động trong vùng biển Việt Nam.
21. Phương tiện, thiết bị hỗ trợ tàu lặn là tàu thuyền gồm tàu mẹ hỗ trợ tàu lặn và các tàu thuyền khác, thiết bị phục vụ, hỗ trợ hoạt động của tàu lặn.
22. Tàu mẹ hỗ trợ tàu lặn là tàu thuyền trực tiếp vận chuyển, nâng, hạ tàu lặn để thực hiện hoạt động lặn.
23. Vùng hoạt động tàu lặn là vùng nước trong vùng nước cảng biển tàu lặn được phép hoạt động trong phạm vi ranh giới an toàn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận và giao khu vực biển.
24. Thuyền viên tàu lặn bao gồm: thuyền viên điều khiển tàu lặn và thuyền viên hỗ trợ điều khiển tàu lặn.
Theo đó, thuyền viên tàu lặng bao gồm:
- Thuyền viên điều khiển tàu lặn;
- Thuyền viên hỗ trợ điều khiển tàu lặn.
Thuyền viên tàu lặn gồm những ai? Ai sẽ phải chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo, huấn luyện của thuyền viên tàu lặn? (Hình từ Internet)
Ai sẽ phải chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo, huấn luyện của thuyền viên tàu lặn?
Căn cứ theo quy định tại Điều 105e Nghị định 58/2017/NĐ-CP được sung bởi khoản 36 Điều 1 Nghị định 34/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Trách nhiệm của tổ chức khai thác hoạt động tàu lặn
1. Xây dựng và duy trì hệ thống quản lý an toàn tàu lặn theo quy định.
2. Xây dựng quy trình khai thác, kế hoạch vận hành bảo dưỡng bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
3. Tổ chức việc đưa người từ tàu mẹ hỗ trợ tàu lặn lên, xuống tàu lặn và thực hiện hoạt động lặn bảo đảm an toàn.
4. Xây dựng phương án bố trí người khai thác hoạt động tàu lặn theo hướng dẫn của nhà sản xuất phù hợp với đặc tính kỹ thuật của phương tiện và thực tế khai thác, sử dụng và chịu trách nhiệm về việc bố trí này.
5. Chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo, huấn luyện của thuyền viên tàu lặn.
6. Chịu trách nhiệm thiết lập và duy trì báo hiệu hàng hải theo quy định.
7. Mua bảo hiểm và thực hiện các nghĩa vụ về bảo hiểm theo quy định.
8. Lưu giữ nhật ký hoạt động tàu lặn theo quy định như đối với tàu biển.
9. Xây dựng phương án xử lý tai nạn sự cố, phương án tìm kiếm cứu nạn (trên mặt nước và dưới mặt nước) và tổ chức diễn tập các phương án xử lý tai nạn sự cố, phương án tìm kiếm cứu nạn trước khi đưa tàu lặn vào hoạt động và theo định kỳ tối thiểu 01 lần/năm.
10. Thực hiện đăng ký, đăng kiểm theo quy định đối với các phương tiện tham gia các hoạt động liên quan đến tàu lặn chở khách.
...
Như vậy, tổ chức khai thác hoạt động tàu lặn sẽ phải chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo, huấn luyện của thuyền viên tàu lặn theo quy định.
Nguyên tắc đầu tư xây dựng, thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư cảng biển, luồng hàng hải được pháp luật quy định thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 58/2017/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, nguyên tắc đầu tư xây dựng, thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư cảng biển, luồng hàng hải được pháp luật quy định, cụ thể như sau:
(1) Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài đầu tư xây dựng cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu neo đậu, chuyển tải, luồng hàng hải phải tuân thủ các quy định tại Nghị định 58/2017/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
(2) Việc đầu tư xây dựng cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu neo đậu, chuyển tải, luồng hàng hải phải phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển và các quy hoạch khác có liên quan đã được phê duyệt; trường hợp dự án đầu tư xây dựng cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu neo đậu, chuyển tải, luồng hàng hải có sự khác biệt so với quy hoạch phát triển cảng biển đã được phê duyệt, trước khi triển khai dự án, chủ đầu tư phải báo cáo và được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chấp thuận.
(3) Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu neo đậu, chuyển tải chuyên dùng có trách nhiệm đầu tư xây dựng, thiết lập kết cấu hạ tầng cảng biển, luồng hàng hải chuyên dùng, khu nước, vùng nước trừ trường hợp luồng hàng hải công cộng, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, vùng quay trở hiện có tại khu vực đáp ứng được nhu cầu cho tàu thuyền hoạt động tại cảng chuyên dùng đó.
(4) Việc quyết định chủ trương đầu tư cảng biển, bến cảng, cầu cảng và luồng hàng hải sử dụng nguồn vốn đầu tư công được thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công 2024.
(5) Việc quyết định chủ trương đầu tư đối với cảng biển, bến cảng, cầu cảng và luồng hàng hải không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 58/2017/NĐ-CP được thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư 2020. Đối với các dự án thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư, phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Giao thông vận tải.



.png)






Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Sở Tư pháp là cơ quan gì? Người đứng đầu Sở Tư pháp sẽ do cơ quan nào bổ nhiệm theo Nghị định 45?
- Dự án điện năng lượng mới là dự án sản xuất năng lượng sạch đúng không? Sử dụng khu vực biển liên vùng bao nhiêu hải lý?
- Điều dưỡng trung cấp là gì? Kiến thức ngành điều dưỡng trung cấp được quy định thế nào theo Thông tư 54?
- Bộ Tư pháp có thẩm quyền kiểm tra công tác tổ chức thi hành pháp luật của những cơ quan nào? Tổ chức thực hiện kiểm tra ra sao?
- Chia lợi nhuận từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tạo ra từ ngân sách nhà nước phải bảo đảm điều gì?