Quy trình tiếp nhận hồ sơ chi trả bảo hiểm thất nghiệp trên Cổng DVCQG năm 2025 thế nào theo Quyết định 1455?
Quy trình tiếp nhận hồ sơ chi trả bảo hiểm thất nghiệp trên Cổng DVCQG năm 2025 thế nào theo Quyết định 1455?
Ngày 12/4/2025, Bộ Tài chính Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có Quyết định 1455/QĐ-BHXH năm 2025 Ban hành quy trình Tiếp nhận hồ sơ chi trả các chế độ bảo hiểm thất nghiệp trên Cổng Dịch vụ công bảo hiểm xã hội Việt Nam thuộc Bộ Tài chính.
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục III Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 1455/QĐ-BHXH năm 2025, quy trình tiếp nhận hồ sơ chi trả bảo hiểm thất nghiệp theo các bước sau:
(1) Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ điện tử
Cán bộ Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả khu vực tiếp nhận Danh sách các quyết định, văn bản, thông báo về việc hưởng mới, điều chỉnh, tạm dừng, tiếp tục, chấm dứt, di chuyển, hủy hưởng, thu hồi chế độ TCTN và bảo lưu thời gian đóng BHTN (theo định dạng excel) kèm theo bản điện tử các quyết định (chi tiết tại Phụ lục) từ Trung tâm DVVL gửi trên Cổng DVC của BHXH Việt Nam và chuyển Phòng Chế độ BHXH trên Phần mềm Tiếp nhận và quản lý hồ sơ.
(2) Bước 2: Lập danh sách chi trả
Cán bộ Phòng Chế độ BHXH kiểm tra tính chính xác của hồ sơ do Trung tâm DVVL gửi đến trên Phần mềm Tiếp nhận và quản lý hồ sơ; đối chiếu thông tin trong quyết định hưởng TCTN với dữ liệu người tham gia đóng BHXH bắt buộc, BHTN và dữ liệu người hưởng chế độ hưu trí, tử tuất đang quản lý.
Nếu hồ sơ khớp đúng, đủ theo quy định thì cập nhật dữ liệu vào Phần mềm quản lý chính sách (TCS) để theo dõi quá trình hưởng TCTN và lập Danh sách chi trả TCTN trình Giám đốc BHXH khu vực ký điện tử, chuyển Phòng KHTC để chi trả cho người lao động và lưu trữ hồ sơ chi trả theo quy định.
Trường hợp thông tin chưa đúng, chưa đủ thì trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ lập Mẫu số 01/TB-HSB trình Lãnh đạo BHXH khu vực ký điện tử chuyển Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả khu vực trên phần mềm Tiếp nhận và quản lý hồ sơ gửi Trung tâm DVVL để bổ sung hồ sơ.
Quy trình tiếp nhận hồ sơ chi trả bảo hiểm thất nghiệp trên Cổng DVCQG năm 2025 thế nào theo Quyết định 1455? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp 2025?
Đối tượng nào bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại Điều 43 Luật Việc làm 2013, cụ thể như sau:
- Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
+ Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
- Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013 đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
- Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013.
Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp gồm những giấy tờ nào?
Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
(1) Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
(2) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:
- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
- Quyết định thôi việc;
- Quyết định sa thải;
- Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
- Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;
- Xác nhận của người sử dụng lao động trong đó có nội dung cụ thể về thông tin của người lao động; loại hợp đồng lao động đã ký; lý do, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động;
- Xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc doanh nghiệp hoặc hợp tác xã giải thể, phá sản hoặc quyết định bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với các chức danh được bổ nhiệm trong trường hợp người lao động là người quản lý doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã;
- Trường hợp người lao động không có các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động do đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật và người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền thì thực hiện theo quy trình sau:
+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh gửi văn bản yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư xác nhận đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật hoặc không có người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền.
+ Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuế, cơ quan công an, chính quyền địa phương nơi đơn vị sử dụng lao động đặt trụ sở chính thực hiện xác minh nội dung đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật hoặc không có người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền.
+ Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi văn bản trả lời cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh về nội dung đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật hoặc không có người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu xác nhận của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.
- Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013 thì giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của hợp đồng đó.
(3) Sổ bảo hiểm xã hội.
Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động.
Đối với người sử dụng lao động là các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thì trong thời hạn 30 ngày, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân thực hiện xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trình tự, thủ tục tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật mới nhất 2025? Hồ sơ tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật?
- Thủ tục quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản là hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan 2025?
- Lịch triển lãm Doraemon 2025 TPHCM và một số tỉnh trên cả nước? Triển lãm Doraemon ở đâu? Triển lãm là gì?
- Tiếp nhận, xử lý thông tin về tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm theo Nghị định 77 ra sao?
- Thủ tục cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai tại cấp trung ương năm 2025 thực hiện như thế nào?