Việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải đảm bảo những yêu cầu nào?
- Việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải đảm bảo những yêu cầu nào?
- Nội dung lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được quy định thế nào?
- Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có những trách nhiệm gì trong việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào văn bản?
Việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải đảm bảo những yêu cầu nào?
Theo Điều 7 Nghị định 48/2009/NĐ-CP quy định về yêu cầu và phạm vi lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Yêu cầu và phạm vi lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
1. Bảo đảm các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới trong nội dung, trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.
2. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới được áp dụng đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được xác định có nội dung liên quan đến bình đẳng giới hoặc có vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới trong phạm vi điều chỉnh của văn bản.
Theo đó, việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới trong nội dung, trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật.
Vấn đề bình đẳng giới (Hình từ Internet)
Nội dung lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 48/2009/NĐ-CP quy định về nội dung lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Nội dung lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
Trong phạm vi điều chỉnh của văn bản quy phạm pháp luật:
1. Xác định nội dung liên quan đến vấn đề bình đẳng giới hoặc vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới.
2. Quy định các biện pháp cần thiết để thực hiện bình đẳng giới hoặc để giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới; dự báo tác động của các quy định đó đối với nam và nữ sau khi được ban hành.
3. Xác định nguồn nhân lực, tài chính cần thiết để triển khai các biện pháp thực hiện bình đẳng giới hoặc để giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới.
Theo đó, nội dung lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được quy định cụ thể tại Điều 8 nêu trên.
Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có những trách nhiệm gì trong việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào văn bản?
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 48/2009/NĐ-CP về trách nhiệm của cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Trách nhiệm của cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật
Trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến bình đẳng giới hoặc có vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm:
1. Thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo các nội dung quy định tại Điều 8 Nghị định này.
2. Bảo đảm sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.
3. Tham vấn, lấy ý kiến chuyên gia về giới, các cá nhân, tổ chức có liên quan hoặc chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật; tổng hợp và nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến góp ý.
4. Thể hiện trong tờ trình trình cơ quan có thẩm quyền về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật nội dung lồng ghép vấn đề bình đẳng giới; các phụ lục thông tin, số liệu về giới liên quan đến dự thảo văn bản (nếu có); báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến của các đối tượng quy định tại khoản 3 Điều này và ý kiến phản biện xã hội của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về chính sách, pháp luật về bình đẳng giới.
Như vậy, trong việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào văn bản thì Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có những trách nhiệm được quy định tại Điều 10 nêu trên.
Trong đó có trách nhiệm bảo đảm sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí NSNN để mua sắm tài sản trang thiết bị mới nhất?
- Danh sách kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 chính thức? Xem toàn bộ danh sách ở đâu?
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?