Việc kiểm định phương tiện đo nhóm 2 có các chế độ kiểm định nào? Thực hiện kiểm định phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Việc kiểm định phương tiện đo nhóm 2 có các chế độ kiểm định nào?
Căn cứ theo Điều 21 Luật Đo lường 2011 quy định về kiểm định phương tiện đo như sau:
Kiểm định phương tiện đo
1. Việc kiểm định phương tiện đo do tổ chức kiểm định thực hiện để đánh giá, xác nhận đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo theo yêu cầu kỹ thuật đo lường.
2. Phương tiện đo nhóm 2 phải được kiểm định ban đầu trước khi đưa vào sử dụng, kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng, kiểm định sau sửa chữa.
Một số phương tiện đo nhóm 2 phải được kiểm định định kỳ bằng hình thức kiểm định đối chứng. Việc kiểm định đối chứng được thực hiện bởi tổ chức kiểm định khác thuộc Danh mục tổ chức kiểm định được chỉ định.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định cụ thể việc kiểm định đối chứng và phương tiện đo nhóm 2 thuộc đối tượng phải được kiểm định đối chứng.
3. Phương tiện đo nhóm 1 được kiểm định tự nguyện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân có liên quan.
Đồng thời, theo Điều 19 Thông tư 23/2013/TT-BKHCN quy định các chế độ kiểm định phương tiện đo nhóm 2 như sau:
Các chế độ kiểm định
1. Kiểm định ban đầu là việc kiểm định lần đầu tiên đối với phương tiện đo trước khi đưa vào sử dụng.
2. Kiểm định định kỳ là việc kiểm định theo chu kỳ quy định tại Điều 4 của Thông tư này đối với phương tiện đo trong quá trình sử dụng.
Kiểm định đối chứng là hình thức kiểm định định kỳ được thực hiện theo yêu cầu quy định tại Mục 2 Chương IV của Thông tư này.
3. Kiểm định sau sửa chữa là việc kiểm định đối với phương tiện đo thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Phương tiện đo được sửa chữa do không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định;
b) Chứng chỉ kiểm định (dấu kiểm định, tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định) của phương tiện đo bị mất, bị hỏng hoặc hư hại khác nhưng cấu trúc và các đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo không bị thay đổi so với mẫu đã được phê duyệt;
c) Theo kết luận thanh tra, kiểm tra của cơ quan, người có thẩm quyền;
d) Người sử dụng phương tiện đo phát hiện dấu hiệu có khả năng phương tiện đo không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định và đề nghị kiểm định lại.
Như vậy, việc kiểm định phương tiện đo do tổ chức kiểm định thực hiện để đánh giá, xác nhận đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo theo yêu cầu kỹ thuật đo lường.
Việc kiểm định phương tiện đo nhóm 2 có các chế độ kiểm định sau:
- Kiểm định ban đầu là việc kiểm định lần đầu tiên đối với phương tiện đo trước khi đưa vào sử dụng.
- Kiểm định định kỳ: Một số phương tiện đo nhóm 2 phải được kiểm định định kỳ bằng hình thức kiểm định đối chứng. Việc kiểm định đối chứng được thực hiện bởi tổ chức kiểm định khác thuộc Danh mục tổ chức kiểm định được chỉ định.
- Kiểm định sau sửa chữa là việc kiểm định đối với phương tiện đo nhóm 2 thuộc một trong các trường hợp cụ thể trên.
Việc kiểm định phương tiện đo nhóm 2 có các chế độ kiểm định nào? (Hình từ Internet)
Việc kiểm định phương tiện đo nhóm 2 được thực hiện phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Căn cứ theo Điều 20 Thông tư 23/2013/TT-BKHCN quy định như sau:
Yêu cầu đối với thực hiện kiểm định
1. Việc kiểm định do cơ sở có phương tiện đo cần kiểm định lựa chọn, thực hiện theo thỏa thuận với tổ chức kiểm định được chỉ định có phạm vi kiểm định phù hợp thuộc Danh mục các tổ chức kiểm định được chỉ định.
Danh mục các tổ chức kiểm định được chỉ định được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục.
2. Việc kiểm định do kiểm định viên đo lường của tổ chức kiểm định được chỉ định thực hiện. Kiểm định viên đo lường phải được chứng nhận và cấp thẻ theo quy định.
3. Việc kiểm định được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại quy trình kiểm định phương tiện đo tương ứng do Tổng cục ban hành.
4. Trường hợp phương tiện đo chưa có quy trình kiểm định, Tổng cục chỉ định một tổ chức kiểm định xây dựng, trình Tổng cục phê duyệt quy trình kiểm định tạm thời và tiến hành kiểm định.
Căn cứ để xây dựng quy trình kiểm định tạm thời là khuyến nghị của Tổ chức đo lường pháp định quốc tế (OIML), tiêu chuẩn của Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế (IEC), tiêu chuẩn của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO), tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), tiêu chuẩn cơ sở (TCCS), tiêu chuẩn của nước ngoài, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến mẫu.
5. Chứng chỉ kiểm định được làm theo mẫu thống nhất trong toàn quốc.
6. Chứng chỉ kiểm định phải được in ấn, chế tạo, phát hành, quản lý và sử dụng theo đúng quy định. Chứng chỉ kiểm định cấp cho phương tiện đo được kiểm định đạt yêu cầu có giá trị trên phạm vi toàn quốc.
7. Thời hạn có giá trị của chứng chỉ kiểm định sẽ chấm dứt khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Chu kỳ kiểm định đã hết;
b) Đã có sự thay đổi hoặc cải tiến làm thay đổi đặc trưng kỹ thuật đo lường của phương tiện đo;
c) Phương tiện đo đã hỏng hoặc không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định;
d) Các chứng chỉ kiểm định bị mất, bị hỏng hoặc hư hại khác.
Theo đó, yêu cầu đối với thực hiện kiểm định được quy định cụ thể trên.
Trong đó, việc kiểm định do cơ sở có phương tiện đo nhóm 2 cần kiểm định lựa chọn, thực hiện theo thỏa thuận với tổ chức kiểm định được chỉ định có phạm vi kiểm định phù hợp thuộc Danh mục các tổ chức kiểm định được chỉ định.
Danh mục các tổ chức kiểm định được chỉ định được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục.
Việc kiểm định do kiểm định viên đo lường của tổ chức kiểm định được chỉ định thực hiện. Kiểm định viên đo lường phải được chứng nhận và cấp thẻ theo quy định.
Việc kiểm định phương tiện đo nhóm 2 có phải công khai trình tự thủ tục thực hiện kiểm định không?
Căn cứ theo Điều 21 Luật Đo lường 2011 quy định về kiểm định phương tiện đo như sau:
Nguyên tắc hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm
1. Độc lập, khách quan, chính xác; công khai, minh bạch về trình tự, thủ tục thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.
2. Tuân thủ trình tự, thủ tục kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đã được công bố hoặc theo quy định của cơ quan nhà nước về đo lường có thẩm quyền.
3. Tuân thủ quy định về bảo mật thông tin, số liệu, kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.
Theo đó, việc kiểm định phương tiện đo nhóm 2 phải độc lập, khách quan, chính xác. Đồng thời, công khai, minh bạch về trình tự, thủ tục thực hiện kiểm định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?