Quân đội Nhân dân Việt Nam đi thứ mấy trong Lễ duyệt binh tại Nga? Độ tuổi phục vụ tại ngũ của Trung tá Quân đội nhân dân?
Quân đội Nhân dân Việt Nam đi thứ mấy trong Lễ duyệt binh tại Nga?
Nga sẽ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9 5 1945 - 9 5 2025). Sự kiện chính của Ngày Chiến thắng là Lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ vào ngày 9 5.
Lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ sẽ bắt đầu lúc 10h00 theo giờ Moscow, tức 14h00 theo giờ Hà Nội, Việt Nam và dự kiến kéo dài trong 2 giờ.
Lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ ngoài lực lượng quân nhân Nga còn có sự tham gia từ các quốc gia có quan hệ hữu nghị với Nga gồm 13 nước. Trong đó có Quân đội nhân dân Việt Nam.
Khối của Quân đội nhân dân Việt Nam gồm 68 quân nhân thuộc Trường Sĩ quan Lục quân 1 và một số cơ quan, đơn vị, đại diện cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ban tổ chức sắp xếp khối Quân đội nhân dân Việt Nam đi thứ 8 trong khối các nước tham dự.
Người dân có thể xem truyền hình trực tiếp Lễ duyệt binh Nga 2025 trên Quảng trường Đỏ tại nga trên HTV và Fanpage Thông tin Chính phủ.
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo*
Quân đội Nhân dân Việt Nam đi thứ mấy trong Lễ duyệt binh tại Nga? Độ tuổi phục vụ tại ngũ của Trung tá Quân đội nhân dân? (Hình từ Internet)
04 nguyên tắc xét thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc đối với Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 59/2025/NĐ-CP quy định sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được xét thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc theo nguyên tắc sau:
1. Việc thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc, trước thời hạn được thực hiện thống nhất, đồng bộ trong quân đội, động viên kịp thời, chính xác các trường hợp có thành tích đặc biệt xuất sắc và xuất sắc trong chiến đấu, công tác.
2. Chỉ thực hiện xem xét thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc khi sĩ quan có cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất của chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm là cấp tướng từ hai bậc trở lên; trong thời hạn giữ một chức vụ chỉ được xem xét thăng vượt một bậc quân hàm. Thăng quân hàm cấp tướng trước thời hạn khi sĩ quan có cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất của chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm.
3. Tiêu chí huân chương, thành tích đặc biệt xuất sắc và xuất sắc để xét thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc, trước thời hạn là các thành tích đạt được trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu và công tác được ghi nhận bằng hình thức khen thưởng hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước, giải thưởng nhà nước theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng 2022 (không tính các hình thức khen thưởng theo niên hạn hoặc quá trình cống hiến).
4. Thời điểm được tặng thưởng huân chương, danh hiệu vinh dự nhà nước, giải thưởng nhà nước phải trong niên hạn giữ cấp bậc quân hàm hiện tại. Trường hợp trong niên hạn sĩ quan đạt nhiều thành tích thì chỉ áp dụng một thành tích cao nhất để xét thăng quân hàm vượt bậc hoặc trước thời hạn.
Độ tuổi phục vụ tại ngũ của Trung tá Quân đội nhân dân Việt Nam là bao nhiêu?
Căn cứ quy định tại Điều 13 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 và khoản 2 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 và khoản 2 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2024 quy định độ tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:
Tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan
1. Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm:
Cấp Úy: nam 46, nữ 46;
Thiếu tá: nam 48, nữ 48;
Trung tá: nam 51, nữ 51;
Thượng tá: nam 54, nữ 54;
Đại tá: nam 57, nữ 55;
Cấp Tướng: nam 60, nữ 55.
2. Khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 Điều này không quá 5 năm; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn.
3. Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy Quân đoàn quy định tại điểm đ, điểm e và chỉ huy, quản lý đơn vị quy định tại các điểm g, h, i, k, l, m, n, o, p, q và r khoản 1 Điều 11 của Luật này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định nhưng không vượt quá hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, độ tuổi phục vụ tại ngũ của Trung tá Quân đội nhân dân Việt Nam cao nhất là 51 tuổi đối với cả nam và nữ.
Ngoài ra, khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 không quá 5 năm; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn.
Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy Quân đoàn quy định tại điểm đ, điểm e và chỉ huy, quản lý đơn vị quy định tại các điểm g, h, i, k, l, m, n, o, p, q và r khoản 1 Điều 11 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định nhưng không vượt quá hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, trình tự đề nghị cấp đổi giấy phép của quỹ tín dụng nhân dân từ 15/6/2025 như thế nào?
- Trung tâm Kiểm định sản phẩm và thiết bị viễn thám có tư cách pháp nhân không? 12 nhiệm vụ và quyền hạn hiện nay ra sao?
- Giấy phép lái xe hạng BE, CE, DE lái xe gì? Giấy phép lái xe hạng BE, CE, DE có thời hạn là bao lâu?
- Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Khuyến nông quốc gia hiện nay thế nào? Trung tâm Khuyến nông quốc gia có tư cách pháp nhân không?
- Giá khởi điểm của các vòng đấu giá đối với từng khối băng tần đăng ký mua có nội dung thế nào theo Nghị định 172?