Việc khám, phân loại sức khỏe đối với sĩ quan quân đội nhằm mục đích gì? Căn cứ vào đâu để phân loại?

Cho tôi hỏi việc khám, phân loại sức khỏe đối với sĩ quan quân đội nhằm mục đích gì và sẽ dựa vào những yếu tố nào để có thể phân loai? Muốn được xếp sức khỏe loại 1 cần những yếu tố nào? Câu hỏi của anh Hùng từ Bình Định.

Những đối tượng quân nhân nào phải thực hiện khám và phân loại sức khỏe?

Căn cứ Điều 2 Thông tư 37/2021/TT-BQP quy định về nhận đối tượng phải thực hiện việc khám và phân loại sức khỏe như sau:

Đối tượng áp dụng
1. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ (sau đây gọi chung là quân nhân); công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng (sau đây gọi chung là công nhân và viên chức quốc phòng) phục vụ trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Quốc phòng.

Theo đó, các đối tượng quân nhân phải thực hiện khám và phân loại sức khỏe gồm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ; công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng hục vụ trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Quốc phòng.

Việc khám, phân loại sức khỏe đối với sĩ quan quân đội nhằm mục đích gì? Căn cứ vào đâu để phân loại?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 37/2021/TT-BQP quy định về mục đích và căn cứ để phân loại sức khỏe như sau:

Phân loại sức khỏe
1. Nhằm đánh giá, xác định tình trạng sức khỏe theo khả năng đáp ứng với các nhiệm vụ của Quân đội; sử dụng trong quản lý sức khỏe theo Điều lệnh quản lý bộ đội Quân đội nhân dân Việt Nam; là cơ sở để chăm sóc sức khỏe ban đầu và dự phòng bệnh tật; căn cứ để thực hiện chế độ, chính sách đối với các đối tượng do Bộ Quốc phòng quản lý.
2. Căn cứ phân loại sức khỏe:
a) Tình trạng thể lực được đánh giá theo chỉ số khối cơ thể quy định tại Phụ lục I Thông tư này;
b) Tình trạng bệnh tật được đánh giá từ mức 1 đến mức 4 quy định tại Phụ lục I Thông tư này;
c) Sức làm việc được đánh giá dựa trên khả năng đảm bảo ngày làm việc, số ngày nghỉ ốm bệnh trong một năm liền kề; hoặc mức suy giảm khả năng lao động; hoặc kết quả kiểm tra rèn luyện thể lực.
....

Việc phân loại sức khỏe đối với sĩ quan quân đội nhằm đánh giá, xác định tình trạng sức khỏe theo khả năng đáp ứng với các nhiệm vụ của Quân đội; sử dụng trong quản lý sức khỏe theo Điều lệnh quản lý bộ đội Quân đội nhân dân Việt Nam; là cơ sở để chăm sóc sức khỏe ban đầu và dự phòng bệnh tật; căn cứ để thực hiện chế độ, chính sách đối với các đối tượng do Bộ Quốc phòng quản lý.

Việc phân loại sức khỏe sẽ dựa theo một số căn cứ như:

- Tình trạng thể lực được đánh giá theo chỉ số khối cơ thể;

- Tình trạng bệnh tật được đánh giá từ mức 1 đến mức 4;

- Sức làm việc được đánh giá dựa trên khả năng đảm bảo ngày làm việc, số ngày nghỉ ốm bệnh trong một năm liền kề; hoặc mức suy giảm khả năng lao động; hoặc kết quả kiểm tra rèn luyện thể lực.

Việc khám, phân loại sức khoẻ đối với sĩ quan quân đội nhằm mục đích gì? Căn cứ vào đầu để phân loại?

Việc khám, phân loại sức khoẻ đối với sĩ quan quân đội nhằm mục đích gì? (Hình từ Internet)

Để được phân loại sức khỏe loại một thì cần đáp ứng được những điều kiện nào?

Căn cứ Điều 5 Thông tư 37/2021/TT-BQP quy định về điều kiện để được phân loại sức khỏe loại 1 như sau:

Phân loại sức khỏe đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
Sức khỏe đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được chia thành bốn loại:
1. Sức khỏe loại 1 phải đáp ứng đủ ba yếu tố:
a) Chỉ số khối cơ thể mức 1;
b) Không bệnh tật hoặc các bệnh nhẹ mức 1;
c) Sức làm việc tốt, số ngày nghỉ ốm bệnh trong một năm không quá 15 ngày.
2. Sức khỏe loại 2 khi có một trong các yếu tố:
a) Chỉ số khối cơ thể mức 2 hoặc tuổi trên 55;
b) Bị mắc các bệnh tật mức 2 hoặc bệnh mạn tính nhẹ đã ổn định, không ảnh hưởng đến sinh hoạt, công tác; chỉ cần có biện pháp dự phòng hoặc điều trị ngoại trú;
c) Sức làm việc đảm bảo theo chức trách, nhiệm vụ: Số ngày nghỉ ốm bệnh trong một năm từ 16 đến 30 ngày; hoặc kết quả kiểm tra rèn luyện thể lực đạt yêu cầu.
3. Sức khỏe loại 3 khi có một trong các yếu tố:
a) Chỉ số khối cơ thể mức 3;
b) Bị mắc các bệnh tật mức 3 hoặc bệnh mạn tính chưa ổn định, chưa hồi phục gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hoặc rối loạn, suy giảm chức năng cần được quân y theo dõi chặt chẽ có hệ thống, chỉ định kiểm tra định kỳ và thực hiện chế độ điều trị dự phòng;
c) Sức làm việc suy giảm rõ rệt, chưa hồi phục: số ngày nghỉ ốm bệnh trong một năm từ 31 đến 60 ngày, kết quả kiểm tra rèn luyện thể lực không đạt cần được bố trí công tác phù hợp để chữa bệnh, an điều dưỡng phục hồi sức khỏe.
4. Sức khỏe loại 4 khi có một trong các yếu tố:
a) Chỉ số khối cơ thể mức 4 hoặc thể trạng suy kiệt kéo dài, không hồi phục;
b) Bị mắc các bệnh tật mức 4 hoặc bệnh mạn tính khó ổn định, dễ tái phát, đã có biến chứng nặng cần được quân y theo dõi chặt chẽ; phải tuân thủ chỉ định điều trị và thường xuyên thực hiện chế độ chăm sóc, dự phòng cần thiết;
c) Sức làm việc suy giảm nặng: Phải nghỉ làm việc dài ngày hoặc nhiều đợt để điều trị bệnh, số ngày nghỉ ốm bệnh trong một năm trên 60 ngày, không hoàn thành bài tập rèn luyện thể lực; suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Như vậy, sĩ quan quân đội muốn được phân loại sức khỏe loại 1 cần đáp ứng đủ ba yếu tố như sau:

- Chỉ số khối cơ thể mức 1;

- Không bệnh tật hoặc các bệnh nhẹ mức 1;

- Sức làm việc tốt, số ngày nghỉ ốm bệnh trong một năm không quá 15 ngày.

Sĩ quan quân đội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chính ủy Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh mang quân hàm Thiếu tướng được nhận mức lương bao nhiêu?
Pháp luật
Mức lương hiện nay của Thượng úy quân đội là bao nhiêu? Mức lương của Thượng úy khi được nâng lương?
Pháp luật
Sĩ quan quân đội từ trần thì thân nhân của họ được hưởng những chính sách nào? Mẫu phiếu thanh toán chế độ trợ cấp dành cho thân nhân của sĩ quan quân đội từ trần như thế nào?
Pháp luật
Sĩ quan quân đội giữ chức Phó Viện trưởng Viện Chiến lược quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là gì?
Pháp luật
Sĩ quan quân đội giữ chức Cục trưởng Cục Quân lực, Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam có cấp bậc quân hàm cao nhất là gì?
Pháp luật
Sĩ quan quân đội giữ chức Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là gì? Ai có quyền bổ nhiệm Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng?
Pháp luật
Thiếu tướng quân đội giữ chức Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng sẽ có mức lương là bao nhiêu? Trách nhiệm của Phó tư lệnh là gì?
Pháp luật
Sĩ quan quân đội giữ chức Phó Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là gì?
Pháp luật
Thiếu tướng quân đội giữ chức Phó Cục trưởng Cục Quân huấn có tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất là bao nhiêu?
Pháp luật
Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội do ai bổ nhiệm? Cấp bậc quân hàm cao nhất là Phó Tư lệnh là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sĩ quan quân đội
1,883 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sĩ quan quân đội
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào