Việc hủy tài liệu hết giá trị tại Lưu trữ đơn vị của các Kiểm toán Nhà nước khu vực do ai quyết định?
- Việc hủy tài liệu hết giá trị tại Lưu trữ đơn vị của các Kiểm toán Nhà nước khu vực do ai quyết định?
- Thủ tục quyết định hủy tài liệu hết giá trị tại Lưu trữ đơn vị của các Kiểm toán Nhà nước khu vực thực hiện như thế nào?
- Hồ sơ hủy tài liệu hết giá trị tại Lưu trữ đơn vị của các Kiểm toán Nhà nước khu vực gồm những gì?
Việc hủy tài liệu hết giá trị tại Lưu trữ đơn vị của các Kiểm toán Nhà nước khu vực do ai quyết định?
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 33 Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Kiểm toán Nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 2175/QĐ-KTNN năm 2014 quy định về hủy tài liệu hết giá trị như sau:
Hủy tài liệu hết giá trị
1. Hồ sơ, tài liệu hết giá trị cần loại ra để hủy bao gồm những văn bản, tài liệu đã hết thời hạn bảo quản, không cần thiết cho hoạt động thực tiễn, nghiên cứu khoa học lịch sử theo quy định tại Quyết định số 1888/QĐ-KTNN ngày 10 tháng 12 năm 2010 của Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu của Kiểm toán Nhà nước và những tài liệu có thông tin trùng lặp.
2. Thẩm quyền quyết định hủy tài liệu hết giá trị
...
b) Thủ trưởng các Kiểm toán Nhà nước khu vực, đơn vị sự nghiệp quyết định việc hủy tài liệu lưu trữ hết giá trị tại Lưu trữ đơn vị.
...
Theo quy định trên, hồ sơ, tài liệu hết giá trị cần loại ra để hủy bao gồm những văn bản, tài liệu đã hết thời hạn bảo quản, không cần thiết cho hoạt động thực tiễn, nghiên cứu khoa học lịch sử theo quy định.
Thủ trưởng các Kiểm toán Nhà nước khu vực quyết định việc hủy tài liệu lưu trữ hết giá trị tại Lưu trữ đơn vị.
Hủy tài liệu hết giá trị tại Lưu trữ đơn vị của các Kiểm toán Nhà nước khu vực (Hình từ Internet)
Thủ tục quyết định hủy tài liệu hết giá trị tại Lưu trữ đơn vị của các Kiểm toán Nhà nước khu vực thực hiện như thế nào?
Theo điểm b khoản 3 Điều 33 Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Kiểm toán Nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 2175/QĐ-KTNN năm 2014 quy định về hủy tài liệu hết giá trị như sau:
Hủy tài liệu hết giá trị
...
3. Thủ tục quyết định hủy tài liệu hết giá trị
...
b) Đối với lưu trữ của các Kiểm toán Nhà nước khu vực và đơn vị sự nghiệp: Theo đề nghị của Hội đồng xác định giá trị tài liệu của đơn vị, thủ trưởng các Kiểm toán Nhà nước khu vực và đơn vị sự nghiệp đề nghị Trung tâm Lưu trữ Quốc gia (nơi đơn vị thuộc nguồn nộp lưu theo quy định của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước) thẩm định tài liệu hết giá trị cần hủy. Căn cứ các ý kiến trên, thủ trưởng đơn vị báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Tổng Kiểm toán Nhà nước trước khi quyết định hủy tài liệu hết giá trị của đơn vị.
4. Việc hủy tài liệu hết giá trị phải đảm bảo hủy hết thông tin trong tài liệu, không thể phục hồi, khai thác được và phải được lập thành biên bản.
...
Theo quy định trên, thủ tục quyết định hủy tài liệu hết giá trị tại Lưu trữ đơn vị của các Kiểm toán Nhà nước khu vực thực hiện như sau:
- Theo đề nghị của Hội đồng xác định giá trị tài liệu của đơn vị, thủ trưởng các Kiểm toán Nhà nước khu vực đề nghị Trung tâm Lưu trữ Quốc gia (nơi đơn vị thuộc nguồn nộp lưu theo quy định của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước) thẩm định tài liệu hết giá trị cần hủy.
- Căn cứ các ý kiến trên, thủ trưởng đơn vị báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Tổng Kiểm toán Nhà nước trước khi quyết định hủy tài liệu hết giá trị của đơn vị.
Lưu ý: Việc hủy tài liệu hết giá trị phải đảm bảo hủy hết thông tin trong tài liệu, không thể phục hồi, khai thác được và phải được lập thành biên bản.
Hồ sơ hủy tài liệu hết giá trị tại Lưu trữ đơn vị của các Kiểm toán Nhà nước khu vực gồm những gì?
Theo khoản 5 Điều 33 Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Kiểm toán Nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 2175/QĐ-KTNN năm 2014 quy định như sau:
Hủy tài liệu hết giá trị
...
5. Hồ sơ hủy tài liệu hết giá trị gồm có:
a) Quyết định thành lập Hội đồng xác định giá trị tài liệu;
b) Danh mục hồ sơ, tài liệu hết giá trị; tờ trình và bản thuyết minh tài liệu hết giá trị;
c) Biên bản họp Hội đồng xác định giá trị tài liệu;
d) Văn bản của Kiểm toán Nhà nước hoặc các Kiểm toán Nhà nước khu vực, đơn vị sự nghiệp đề nghị thẩm định tài liệu;
đ) Văn bản thẩm định, cho ý kiến của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại điểm a, b khoản 3 Điều này.
e) Quyết định hủy tài liệu hết giá trị;
g) Biên bản bàn giao tài liệu hết giá trị để hủy;
h) Biên bản hủy tài liệu hết giá trị.
6. Hồ sơ hủy tài liệu hết giá trị phải được bảo quản tại cơ quan, đơn vị hủy tài liệu ít nhất 20 năm, kể từ ngày hủy tài liệu.
Như vậy, hồ sơ hủy tài liệu hết giá trị tại Lưu trữ đơn vị của các Kiểm toán Nhà nước khu vực gồm có:
- Quyết định thành lập Hội đồng xác định giá trị tài liệu;
- Danh mục hồ sơ, tài liệu hết giá trị; tờ trình và bản thuyết minh tài liệu hết giá trị;
- Biên bản họp Hội đồng xác định giá trị tài liệu;
- Văn bản của các Kiểm toán Nhà nước khu vực đề nghị thẩm định tài liệu;
- Văn bản thẩm định, cho ý kiến của cơ quan có thẩm quyền;
- Quyết định hủy tài liệu hết giá trị;
- Biên bản bàn giao tài liệu hết giá trị để hủy;
- Biên bản hủy tài liệu hết giá trị.
Lưu ý: Hồ sơ hủy tài liệu hết giá trị phải được bảo quản tại cơ quan, đơn vị hủy tài liệu ít nhất 20 năm, kể từ ngày hủy tài liệu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
- Mã định danh học sinh là gì? Mã định danh học sinh được sử dụng đồng bộ cho toàn cấp học theo Thông tư 42?
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?