Việc đưa chứng khoán niêm yết là cổ phiếu vào diện cảnh báo xảy ra khi nào? Khi nào được xem xét đưa ra khỏi diện cảnh báo?
Việc đưa chứng khoán niêm yết là cổ phiếu vào diện cảnh báo xảy ra khi nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 37 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 17/QĐ-HĐTV năm 2022 quy định các trường hợp chứng khoán niêm yết là cổ phiếu bị cảnh báo gồm:
Cảnh báo
1. Chứng khoán bị cảnh báo khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Vốn điều lệ đã góp tính trên báo cáo tài chính gần nhất của tổ chức niêm yết giảm dưới 30 tỷ đồng.
b) Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại báo cáo tài chính năm đã kiểm toán của tổ chức niêm yết là số âm (có tính đến ảnh hưởng của ý kiến ngoại trừ của đơn vị kiểm toán (nếu có) liên quan tới chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế chưa phân phối). Trường hợp tổ chức niêm yết là đơn vị kế toán cấp trên có đơn vị kế toán trực thuộc, chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế chưa phân phối được xem xét căn cứ trên báo cáo tài chính tổng hợp. Trường hợp tổ chức niêm yết có công ty con, chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế chưa phân phối được xem xét trên báo cáo tài chính hợp nhất.
c) Tổ chức kiểm toán có ý kiến kiểm toán ngoại trừ đối với báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán của tổ chức niêm yết. Trường hợp tổ chức niêm yết có công ty con hoặc là đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc thì thì ý kiến ngoại trừ được xác định theo báo cáo tài chính hợp nhất/báo cáo tài chính tổng hợp.
d) Tổ chức niêm yết chưa họp Đại hội đồng cổ đông thường niên quá 06 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
đ) Tổ chức niêm yết ngừng hoặc bị ngừng các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính từ 03 tháng trở lên.
e) Cổ phiếu không có giao dịch trong vòng 06 tháng.
g) Tổ chức niêm yết chậm nộp báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên đã được soát xét quá 15 ngày so với thời hạn quy định.
h) Tổ chức niêm yết vi phạm quy định công bố thông tin từ 04 lần trở lên trong vòng 01 năm (tính theo năm dương lịch).
Theo đó khi xảy ra một trong các trường hợp nêu trên thì chứng khoán niêm yết là cổ phiếu sẽ bị đưa vào diện cảnh báo.
Việc đưa chứng khoán niêm yết là cổ phiếu vào diện cảnh báo xảy ra khi nào? Khi nào được xem xét đưa ra khỏi diện cảnh báo? (Hình từ Internet)
Thời hạn đưa chứng khoán niêm yết là cổ phiếu được đưa vào diện cảnh báo là khi nào?
Căn cứ khoản 2 và khoản 3 Điều 37 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 17/QĐ-HĐTV năm 2022 quy định như sau:
Cảnh báo
...
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này SGDCK ban hành Quyết định đưa chứng khoán vào diện cảnh báo. SGDCK hiển thị ký hiệu cảnh báo và công bố thông tin về việc cảnh báo đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày SGDCK đưa chứng khoán vào diện bị cảnh báo theo quy định tại khoản 2 Điều này tổ chức niêm yết phải gửi SGDCK và công bố thông tin kèm theo biện pháp và lộ trình khắc phục tình trạng chứng khoán bị cảnh báo. Định kỳ hàng quý (tính theo năm dương lịch) tổ chức niêm yết phải giải trình, báo cáo tình hình khắc phục tình trạng chứng khoán bị cảnh báo và công bố thông tin.
Theo đó thì sau 05 ngày làm việc kể từ khi phát hiện các trường hợp phải đưa vào cảnh báo thì sở giáo dịch chứng khoán ban hành Quyết định đưa chứng khoán niêm yết là cổ phiếu vào diện cảnh báo.
Đồng thời sau 15 ngày kể từ ngày ban hành Quyết định đó thì tổ chức niêm yết phải gửi sở giao dịch và công bố thông tin kèm theo biện pháp và lộ trình khắc phục tình trạng chứng khoán bị cảnh báo.
Khi nào thì chứng khoán niêm yết là cổ phiếu được xem xét đưa ra khỏi diện cảnh báo?
Căn cứ khoản 4 Điều 37 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 17/QĐ-HĐTV năm 2022 quy định sở giao dịch chứng khoán sẽ xem xét đưa chứng khoán niêm yết ra khỏi diện bị cảnh báo sau khi xác định tổ chức niêm yết đã khắc phục được nguyên nhân dẫn đến tình trạng chứng khoán bị cảnh báo và các quy định sau:
- Tổ chức niêm yết khắc phục được nguyên nhân dẫn đến chứng khoán bị cảnh báo căn cứ trên báo cáo tài chính quý được soát xét hoặc kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên có soát xét hoặc báo cáo tài chính năm có kiểm toán.
- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối không âm căn cứ trên báo cáo tài chính bán niên có soát xét hoặc báo cáo tài chính năm có kiểm toán kỳ kế tiếp và ý kiến kiểm toán là ý kiến chấp nhận toàn phần.
- Ý kiến kiểm toán tại báo cáo tài chính bán niên được soát xét hoặc báo cáo tài chính năm được kiểm toán kế tiếp là ý kiến chấp nhận toàn phần.
- Tổ chức niêm yết hoàn tất khắc phục nguyên nhân, thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định hiện hành (nếu có) và không vi phạm quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán tối thiểu trong 06 tháng liên tục kể từ ngày ra quyết định bị cảnh báo hoặc kể từ ngày sở giao dịch xác định tổ chức niêm yết có vi phạm công bố thông tin.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?