Việc cưỡng chế thi hành án dân sự được thực hiện trong trường hợp nào? Người được thi hành án phải chịu những chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự nào?
Việc tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự được thực hiện trong trường hợp nào?
Việc tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự được quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật Thi hành án dân sự 2008 như sau:
Cưỡng chế thi hành án
1. Hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế.
2. Không tổ chức cưỡng chế thi hành án trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật và các trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 45 Luật Thi hành án dân sự 2008 (được sửa đổi bởi khoản 19 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014) như sau:
Thời hạn tự nguyện thi hành án
1. Thời hạn tự nguyện thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án.
2. Trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc hành vi khác nhằm trốn tránh việc thi hành án thì Chấp hành viên áp dụng ngay biện pháp quy định tại Chương IV của Luật này.
Như vậy, theo quy định, việc tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự được thực hiện khi hết thời hạn tự nguyện thi hành án và người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án.
Thời hạn tự nguyện thi hành án dân sự là 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án.
Việc tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự được thực hiện trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Người được thi hành án phải chịu những chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự nào?
Chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự được quy định tại khoản 2 Điều 73 Luật Thi hành án dân sự 2008 (được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014) như sau:
Chi phí cưỡng chế thi hành án
...
c) Chi phí cho việc định giá, giám định tài sản, bán đấu giá tài sản; chi phí định giá lại tài sản, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này;
d) Chi phí cho việc thuê, trông coi, bảo quản tài sản; chi phí bốc dỡ, vận chuyển tài sản; chi phí thuê nhân công và khoản chi phục vụ cho việc xây ngăn, phá dỡ; chi thuê đo đạc, xác định mốc giới để thực hiện việc cưỡng chế thi hành án;
đ) Chi phí cho việc tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ;
e) Tiền bồi dưỡng cho những người trực tiếp tham gia cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế thi hành án.
2. Người được thi hành án phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án sau đây:
a) Chi phí định giá lại tài sản nếu người được thi hành án yêu cầu định giá lại, trừ trường hợp định giá lại do có vi phạm quy định về định giá;
b) Một phần hoặc toàn bộ chi phí xây ngăn, phá dỡ trong trường hợp bản án, quyết định xác định người được thi hành án phải chịu chi phí xây ngăn, phá dỡ.
3. Ngân sách nhà nước trả chi phí cưỡng chế thi hành án trong các trường hợp sau đây:
a) Định giá lại tài sản khi có vi phạm quy định về định giá;
...
Như vậy, theo quy định, người được thi hành án phải chịu các chi phí cưỡng chế thi hành án sau đây:
(1) Chi phí định giá lại tài sản nếu người được thi hành án yêu cầu định giá lại, trừ trường hợp định giá lại do có vi phạm quy định về định giá;
(2) Một phần hoặc toàn bộ chi phí xây ngăn, phá dỡ trong trường hợp bản án, quyết định xác định người được thi hành án phải chịu chi phí xây ngăn, phá dỡ.
Việc cưỡng chế thi hành án dân sự được thực hiện dựa trên những căn cứ nào?
Theo quy định tại Điều 70 Luật thi hành án dân sự 2008 thì việc cưỡng chế thi hành án dân sự được thực hiện dựa trên các căn cứ sau đây:
(1) Bản án, quyết định;
(2) Quyết định thi hành án;
(3) Quyết định cưỡng chế thi hành án, trừ trường hợp bản án, quyết định đã tuyên kê biên, phong toả tài sản, tài khoản và trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 71 Luật thi hành án dân sự 2008 thì các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự, bao gồm:
(1) Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
(2) Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
(3) Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.
(4) Khai thác tài sản của người phải thi hành án.
(5) Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
(6) Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?