Mẫu biên bản thỏa thuận giữa hai bên? Tải về? Thỏa thuận giữa hai bên có phải là nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự?
Mẫu biên bản thỏa thuận giữa hai bên? Tải về?
Tham khảo mẫu biên bản thỏa thuận giữa hai bên dưới đây:
Tải mẫu biên bản thỏa thuận giữa hai bên tại đây => Tải về
*Mẫu biên bản thỏa thuận giữa hai bên nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo
Mẫu biên bản thỏa thuận giữa hai bên? Tải về? Thỏa thuận giữa hai bên có phải là nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự? (Hình từ Internet)
Thỏa thuận giữa hai bên có phải là nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự hay không?
Căn cứ theo Điều 3 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự như sau:
Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự
1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.
4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.
Theo đó, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự sẽ bao gồm việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các cá nhân, pháp nhân trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận.
Vì thế, thỏa thuận giữa hai bên chính là nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.
Lưu ý: Mọi cam kết, thỏa thuận giữa hai bên không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
Các phương thức bảo vệ quyền dân sự khi quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân bị xâm phạm là gì?
Căn cứ theo Điều 11 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các phương thức bảo vệ quyền dân sự như sau:
Các phương thức bảo vệ quyền dân sự
Khi quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:
1. Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình.
2. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.
3. Buộc xin lỗi, cải chính công khai.
4. Buộc thực hiện nghĩa vụ.
5. Buộc bồi thường thiệt hại.
6. Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
7. Yêu cầu khác theo quy định của luật.
Theo đó, Khi quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:
- Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình.
- Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.
- Buộc xin lỗi, cải chính công khai.
- Buộc thực hiện nghĩa vụ.
- Buộc bồi thường thiệt hại.
- Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
- Yêu cầu khác theo quy định của luật.
Lưu ý:
(1) Quyền dân sự được xác lập từ các căn cứ sau đây:
+ Hợp đồng.
+ Hành vi pháp lý đơn phương.
+ Quyết định của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của luật.
+ Kết quả của lao động, sản xuất, kinh doanh; kết quả của hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.
+ Chiếm hữu tài sản.
+ Sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
+ Bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật.
+ Thực hiện công việc không có ủy quyền.
+ Căn cứ khác do pháp luật quy định.
(2) Cá nhân, pháp nhân thực hiện quyền dân sự theo ý chí của mình, không được trái với quy định tại Điều 3 và Điều 10 của Bộ luật Dân sự 2015.
(3) Việc cá nhân, pháp nhân không thực hiện quyền dân sự của mình không phải là căn cứ làm chấm dứt quyền, trừ trường hợp luật có quy định khác.
CCPL: Điều 8 và Điều 9 Bộ luật Dân sự 2015




Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đã có Công điện 68/CĐ-TTg về triển khai sắp xếp và xử lý trụ sở, cơ sở vật chất khi sắp xếp đơn vị hành chính các cấp ra sao?
- Mẫu đơn xin tham gia câu lạc bộ hè? Tải về? Học sinh trung học có bắt buộc tham gia rèn luyện trong hè không?
- Sẽ sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế? Cá nhân được cấp nhiều hơn một mã số thuế thì chuyển đổi thế nào?
- Khung quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học 2025? Hướng dẫn quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học 2025 thế nào?
- Viện dẫn văn bản quy phạm pháp luật như thế nào? Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật?