Việc chỉ định thầu có được áp dụng đối với gói thầu vận chuyển hàng dự trữ quốc gia? Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với hình thức chỉ định thầu?
Việc chỉ định thầu có được áp dụng đối với gói thầu vận chuyển hàng dự trữ quốc gia không?
Việc chỉ định thầu đối với gói thầu vận chuyển hàng dự trữ quốc gia được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 23 Luật Đấu thầu 2023 như sau:
Chỉ định thầu
1. Chỉ định thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
...
e) Gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm, mua bản quyền sở hữu trí tuệ, mua bản quyền chương trình phát sóng; gói thầu vận chuyển hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ, viện trợ trong trường hợp phải giao hàng ngay;
g) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng được chỉ định cho tác giả của phương án kiến trúc trúng tuyển khi tác giả đó có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng; gói thầu thi công xây dựng, phục chế tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi công công trình; gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập quy hoạch xây dựng được chỉ định cho tác giả của ý tưởng hoặc đồ án quy hoạch xây dựng đã trúng tuyển thông qua thi tuyển;
h) Gói thầu tư vấn, thi công di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; gói thầu tư vấn, rà phá bom, mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công;
i) Gói thầu chỉ có duy nhất một nhà thầu thực hiện được trên thị trường do yêu cầu về giải pháp công nghệ;
...
Như vậy, theo quy định trên thì việc chỉ định thầu được áp dụng đối với gói thầu vận chuyển hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ, viện trợ trong trường hợp phải giao hàng ngay.
Việc chỉ định thầu có được áp dụng đối với gói thầu vận chuyển hàng dự trữ quốc gia không? (Hình từ Internet)
Việc chỉ định thầu phải được thực hiện trong thời hạn nào?
Thời gian thực hiện việc chỉ định thầu được quy định tại khoản 5 Điều 23 Luật Đấu thầu 2023 như sau:
Chỉ định thầu
...
4. Đối với gói thầu hoặc nội dung mua sắm có giá không quá 50 triệu đồng, thủ trưởng cơ quan, đơn vị mua sắm chịu trách nhiệm quyết định việc mua sắm bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình mà không phải lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, dự toán gói thầu, không phải ký hợp đồng với nhà cung cấp nhưng phải bảo đảm chế độ hóa đơn, chứng từ đầy đủ theo quy định của pháp luật.
5. Việc chỉ định thầu phải được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng; trường hợp gói thầu có quy mô lớn, phức tạp không quá 90 ngày.
6. Trường hợp gói thầu quy định tại khoản 1 Điều này đáp ứng điều kiện chỉ định thầu quy định tại khoản 3 Điều này nhưng vẫn có thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu khác quy định tại các điều 21, 22, 24 và 25 của Luật này thì khuyến khích người có thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức khác để lựa chọn nhà thầu.
7. Chính phủ quy định chi tiết điểm c khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định, việc chỉ định thầu phải được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng.
Trường hợp gói thầu có quy mô lớn, phức tạp thì thời gian thực hiện không quá 90 ngày.
Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với hình thức chỉ định thầu gồm mấy bước?
Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với hình thức chỉ định thầu được quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật Đấu thầu 2023 như sau:
Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu
...
2. Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với chỉ định thầu bao gồm các bước sau đây:
a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
c) Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về đề xuất của một hoặc các nhà thầu (nếu có);
d) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
đ) Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
Đối với trường hợp quy định tại điểm m khoản 1 Điều 23 của Luật này, người có thẩm quyền có thể quyết định áp dụng quy trình rút gọn bao gồm các bước sau: chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu; hoàn thiện hợp đồng; trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
3. Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với chào hàng cạnh tranh bao gồm các bước sau đây:
a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
c) Đánh giá hồ sơ dự thầu;
d) Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu và giải thích lý do nhà thầu không trúng thầu theo yêu cầu của nhà thầu (nếu có);
đ) Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
...
Theo đó, quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với chỉ định thầu bao gồm các bước sau đây:
(1) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
(2) Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
(3) Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về đề xuất của một hoặc các nhà thầu (nếu có);
(4) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
(5) Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
Lưu ý: Đối với trường hợp quy định tại điểm m khoản 1 Điều 23 Luật Đấu thầu 2023, người có thẩm quyền có thể quyết định áp dụng quy trình rút gọn bao gồm các bước sau:
- Chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu;
- Hoàn thiện hợp đồng;
- Trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
- Ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?