Dựa trên cơ sở nào để xác định chế độ làm việc của Chính phủ là gì? Việc phân quyền của Chính phủ phải đảm bảo điều gì?
Thủ tướng Chính phủ có nhiệm vụ gì trong việc lãnh đạo công tác của Chính phủ?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 13 Luật Tổ chức Chính phủ 2025 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ có nhiệm vụ lãnh đạo công tác của Chính phủ cụ thể như sau:
+ Triệu tập và chủ trì các phiên họp của Chính phủ, quyết định chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
+ Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng văn bản pháp luật và chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và dự án khác thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
+ Chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động giữa các thành viên Chính phủ; quyết định các vấn đề khi còn có ý kiến khác nhau giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ;
+ Lãnh đạo, chỉ đạo Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quy định của pháp luật và chương trình, kế hoạch, chiến lược của Chính phủ trên lĩnh vực quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại và hội nhập quốc tế, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;
+ Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra và xử lý các vi phạm trong quá trình triển khai thực hiện Hiến pháp và pháp luật trong phạm vi toàn quốc;
+ Trường hợp thật cần thiết vì lợi ích quốc gia, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo đảm tính mạng, tài sản của Nhân dân, Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng các biện pháp cấp bách khác quy định của pháp luật hiện hành, báo cáo cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Quốc hội trong thời gian gần nhất.
Dựa trên cơ sở nào để xác định chế độ làm việc của Chính phủ là gì? Việc phân quyền của Chính phủ phải đảm bảo điều gì? (Hình từ Internet)
Đổi mới hình thức hoạt động của Chính phủ phải gắn với điều gi?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 26 Luật Tổ chức Chính phủ 2025 quy định về hình thức hoạt động của Chính phủ như sau:
Hình thức hoạt động của Chính phủ
1. Chính phủ họp thường kỳ mỗi tháng một phiên; họp chuyên đề, họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, theo yêu cầu của Chủ tịch nước hoặc của ít nhất một phần ba tổng số thành viên Chính phủ.
2. Trong trường hợp Chính phủ không họp, Thủ tướng Chính phủ quyết định gửi lấy ý kiến các thành viên Chính phủ bằng văn bản.
3. Chính phủ họp theo yêu cầu của Chủ tịch nước để bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước. Khi ban hành quy định thực hiện chính sách dân tộc, Chính phủ phải lấy ý kiến của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội.
4. Đổi mới hình thức hoạt động của Chính phủ gắn với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm tính linh hoạt, hiệu quả và xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số.
Theo đó, việc đổi mới hình thức hoạt động của Chính phủ phải gắn liền với công tác đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm tính linh hoạt, hiệu quả và xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số.
Dựa trên cơ sở nào để xác định chế độ làm việc của Chính phủ là gì? Việc phân quyền của Chính phủ phải đảm bảo điều gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Luật Tổ chức Chính phủ 2025 quy định về chế độ làm việc của Chính phủ như sau:
Chế độ làm việc của Chính phủ và từng thành viên Chính phủ
1. Chế độ làm việc của Chính phủ, các thành viên Chính phủ được thực hiện trên cơ sở phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và đề cao trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ, từng thành viên Chính phủ theo quy định của pháp luật.
2. Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.
3. Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ.
Bên cạnh đó, căn cứ theo khoản 7 Điều 6 Luật Tổ chức Chính phủ 2025 quy định về nguyên tắc phân định thẩm quyền như sau:
Nguyên tắc phân định thẩm quyền
...
6. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo nguyên tắc phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp, ủy quyền quy định tại Luật này, quy định về phân quyền tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các luật khác có liên quan;
7. Việc phân quyền, phân cấp phải bảo đảm rõ chủ thể, nội dung, phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm soát quyền lực theo quy định của Hiến pháp và pháp luật;
8. Việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ, cơ quan ngang Bộ tại các văn bản quy phạm pháp luật khác phải phù hợp với quy định tại Luật này, bảo đảm quyền lực nhà nước được kiểm soát hiệu quả;
9. Khuyến khích cơ quan nhà nước ở trung ương và chính quyền địa phương chủ động đề xuất việc phân quyền, phân cấp gắn với cơ chế, chính sách, giải pháp để thực hiện phân quyền, phân cấp hiệu quả nhằm phát huy tính linh hoạt, sáng tạo, giải phóng nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Theo đó, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và đề cao trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ, từng thành viên Chính phủ theo quy định của pháp luật là cơ sở để xác định chế độ làm việc của Chính phủ.
Bên cạnh đó, việc phân quyền của Chính phủ phải bảo đảm xác định rõ chủ thể, nội dung, phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm soát quyền lực theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Thanh tra viên Công an nhân dân bị miễn nhiệm trong trường hợp nào cần trả lại đồng phục thanh tra?
- Công ty mẹ điều người lao động qua công ty con làm việc thì trợ cấp thôi việc do công ty nào chi trả?
- Dàn ý bài văn tả người Tiếng Việt lớp 5? Mẫu bài văn tả người Tiếng Việt lớp 5 cập nhật mới nhất?
- Dự án nhiệt điện khí muốn xác định sản lượng điện hợp đồng tối thiểu dài hạn thì phải tuân thủ theo nguyên tắc nào?
- 10 Mẫu viết đoạn văn tả bức tranh về Trái Đất 10 câu? Yêu cầu cần đạt khi viết đoạn văn ngắn của học sinh lớp 3?