Việc cải tạo cơ sở tôn giáo là chùa cần phải tuân theo quy định của những pháp luật liên quan nào?
Chùa là cơ sở tín ngưỡng hay cơ sở tôn giáo?
Căn cứ quy định tại khoản 4 và khoản 14 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, cơ sở tín ngưỡng và cơ sở tôn giáo được quy định cụ thể như sau:
"Điều 2. Giải thích từ ngữ
[...]
4. Cơ sở tín ngưỡng là nơi thực hiện hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng như đình, đền, miếu, nhà thờ dòng họ và những cơ sở tương tự khác.
[...]
14. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo."
Như vậy, có thể xác định chùa thuộc nhóm cơ sở tôn giáo theo quy định của pháp luật hiện hành.
Quyền cải tạo, nâng cấp cơ sở tôn giáo là chùa thuộc về đối tượng nào?
Căn cứ Điều 7 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có quy định về quyền của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc cụ thể như sau:
"Điều 7. Quyền của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc
1. Hoạt động tôn giáo theo hiến chương, điều lệ và văn bản có nội dung tương tự (sau đây gọi chung là hiến chương) của tổ chức tôn giáo.
2. Tổ chức sinh hoạt tôn giáo.
3. Xuất bản kinh sách và xuất bản phẩm khác về tôn giáo.
4. Sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo.
5. Cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở tôn giáo.
6. Nhận tài sản hợp pháp do tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tự nguyện tặng cho.
7. Các quyền khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan."
Theo đó, việc xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp cơ sở tôn giáo thuộc về cơ sở tôn giáo và cơ sở tôn giáo trực thuộc.
Việc cải tạo cơ sở tôn giáo là chùa cần phải tuân theo quy định của những pháp luật liên quan nào?
Việc cải tạo cơ sở tôn giáo là chùa cần phải tuân theo quy định của những pháp luật liên quan nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 58 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có quy định về hoạt động cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo được quy định như sau:
"Điều 58. Cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo
1. Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.
2. Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình phụ trợ thuộc cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo thực hiện như quy định của pháp luật về xây dựng đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa, cách mạng.
3. Việc tu bổ, phục hồi cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng; việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình phụ trợ thuộc các cơ sở này thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật về xây dựng."
Như vậy, trường hợp tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiến hành cải tạo cơ sở tôn giáo là chùa thì cần đảm bảo tuân thủ quy định của các pháp luật liên quan như: pháp luật về xây dựng, pháp luật về di sản văn hóa khi tiến hành các hoạt động liên quan đến cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tôn giáo, công trình phụ trợ thuộc cơ sở tôn giáo,
Đồng thời, Điều 16 Nghị định 162/2017/NĐ-CP cũng có quy định chi tiết về vấn đề này như sau:
"Điều 16. Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng với công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo, công trình phụ trợ
1. Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình phụ trợ thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 58 của Luật.
2. Khi cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo không phải là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng mà không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình thì được miễn giấy phép xây dựng."
Có thể thấy, đối với hoạt động cải tạo, tu bổ công trình tôn giáo là chùa, ngoài việc tuân thủ quy định của các pháp luật liên quan như trên thì khi cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình tôn giáo không phải là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng mà không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình thì được miễn giấy phép xây dựng. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cần xác định cụ thể trường hợp cơ sở tôn giáo là chùa đang được đề cập tới có được xem là di tích lịch sử hay không để áp dụng các quy định trên một cách chính xác nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?