Cơ sở tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng có phải đối tượng kiểm tra tiền công đức toàn quốc theo hướng dẫn Bộ Tài chính hay không?
Cơ sở tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng là gì?
Căn cứ theo quy định tại tại khoản 4 và khoản 14 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:
Điều 2. Giải thích từ ngữ
4. Cơ sở tín ngưỡng là nơi thực hiện hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng như đình, đền, miếu, nhà thờ dòng họ và những cơ sở tương tự khác.
...
14. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo."
Thêm vào đó, khoản 1 và khoản 5 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 cũng có quy định cụ thể về tín ngưỡng và tôn giáo như sau:
1. Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
..
5. Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.
Như vậy, có thể hiểu cơ sở tín ngưỡng là nơi thực hiện những hoạt động tín ngưỡng của người dân, dựa trên cơ sở là niềm tin của họ. Ở đây, người dân tiến hành những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống của mình, cơ sở tín ngưỡng có thể là đình, đền, miếu, nhà thờ dòng họ và những cơ sở tương tự khác.
Bên cạnh đó, cơ sở tôn giáo là nơi người dân thể hiện niềm tin với hệ thống quan niệm và hoạt động của mình bao gồm những đối tượng mà họ tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo.
Cơ sở tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng có là đối tượng kiểm tra tiền công đức toàn quốc hay không?
Nhằm thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công văn 6898/VPCP-KTTH năm 2023 thì Bộ Tài chính vừa ban hành Công văn 11752/BTC-HCSN năm 2023 tại đây hướng dẫn việc kiểm tra tiền công đức với nội dung:
1. Đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (trừ tỉnh Quảng Ninh)
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (UBND cấp tỉnh) ban hành quyết định kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử-văn hóa trên địa bàn cấp tỉnh[1], trong đó nêu rõ một số nội dung sau:
....
b) Đối tượng kiểm tra: Các di tích lịch sử - văn hóa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp bằng xếp hạng di tích hoặc đưa vào danh mục kiểm kê di tích của địa phương theo quy định của Luật Di sản văn hóa.
....
đ) Phân công trách nhiệm:
...
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có văn bản kèm theo danh mục di tích đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp bằng xếp hạng di tích hoặc đưa vào danh mục kiểm kê di tích của địa phương theo quy định của Luật Di sản văn hóa, gửi Sở Tài chính và các UBND cấp huyện để làm căn cứ kiểm tra.
....
Ngoài ra, tại Điều 2 Mục III Thông tư 01/1999/TT-TGCP có quy định:
....
2. Về cơ sờ thờ tự là di tích lịch sử văn hoá đã được xếp hạng
Việc sửa chữa, xây dựng tại cơ sở thờ tự được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh thực hiện theo Điều 11, Nghị định 288/HĐBT ngày 31/12/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định thi hành "Pháp lệnh bảo vệ, sử dụng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh".
...
Như vậy, tại Công văn 11752/BTC-HCSN năm 2023 Bộ Tài chính đã hướng dẫn đối tượng kiểm tra tiền công đức toàn quốc là những di tích lịch sử - văn hóa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp bằng xếp hạng di tích hoặc đưa vào danh mục kiểm kê di tích của địa phương theo quy định của Luật Di sản văn hóa. Cụ thể, những di tích lịch sử - văn hóa trên sẽ được quy định tại danh mục do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành. Thêm vào đó, cơ sở tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng cũng có thể được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng là di tích lịch sử-văn hóa theo quy định của Luật Di sản văn hóa.
Do đó, nếu cơ sở tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng là di tích lịch sử-văn hóa theo quy định của Luật Di sản văn hóa thì cũng là đối tượng kiểm tra tiền công đức toàn quốc.
Cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng có kiểm tra tiền công đức toàn quốc? (Hình ảnh từ Internet)
Tiền công đức, tài trợ cho di tích đồng thời là cơ sở tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng hiện nay được quản lý, sử dụng như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10, 11 Thông tư 04/2023/TT-BTC thì tiền công đức, tài trợ cho di tích đồng thời là cơ sở tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng hiện nay được quản lý, sử dụng như sau:
(1) Quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích đồng thời là cơ sở tôn giáo:
+ Người đại diện cơ sở tôn giáo tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật khác có liên quan.
+ Trường hợp cơ sở tôn giáo nằm trong phạm vi địa bàn di tích được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, sử dụng thì thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư 04/2023/TT-BTC.
(2) Quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích đồng thời là cơ sở tín ngưỡng:
Người đại diện cơ sở tín ngưỡng tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?