Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa đối với vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ của công chức quản lý thị trường ra sao?
Công chức quản lý thị trường không được thực hiện những hành vi nào khi thực hiện công vụ?
Công chức quản lý thị trường nhận tiền, tài sản của tổ chức, cá nhân được thanh tra bị xử lý như thế nào (Hình từ Internet)
Theo Điều 6 Thông tư 18/2019/TT-BCT (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 54/2020/TT-BCT) quy định về những việc công chức quản lý thị trường không được làm trong hoạt động công vụ như sau:
Những việc công chức không được làm trong hoạt động công vụ
…
2. Những việc công chức không được làm liên quan đến quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng:
a) Sử dụng tài sản công, tài chính công và trang thiết bị công vào việc riêng hoặc nhằm mục đích vụ lợi;
b) Tham mưu, phê duyệt, ban hành kế hoạch kiểm tra, thanh tra chuyên ngành nhằm mục đích vụ lợi hoặc trái với chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhũng nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của tổ chức, cá nhân được thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính;
d) Thu tiền xử phạt không đúng quy định nhằm mục đích vụ lợi; tham ô, chiếm đoạt, làm thất thoát hoặc sử dụng trái quy định của pháp luật tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu;
đ) Những việc công chức không được làm khác theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Như vậy, nhận tiền, tài sản của tổ chức, cá nhân được thanh tra là một trong các hành vi công chức quản lý thị trường không được làm liên quan đến quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng theo Điều 6 Thông tư 18/2019/TT-BCT (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 54/2020/TT-BCT).
Theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 18/2019/TT-BCT, căn cứ mức độ của hành vi vi phạm, người có thẩm quyền của cơ quan Quản lý thị trường khi phát hiện công chức có hành vi quy định tại Điều 6 Thông tư này phải tiến hành một hoặc nhiều biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa sau:
- Nhắc nhở;
- Phê bình tại cuộc họp;
- Đình chỉ thực hiện hoạt động công vụ được giao có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật;
- Phân công nhiệm vụ khác trong nội bộ cơ quan Quản lý thị trường;
- Tạm đình chỉ công tác trong trường hợp phải bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Như vậy, tùy vào mức độ của hành vi vi phạm, công chức quản lý thị trường nhận tiền, tài sản của tổ chức, cá nhân được thanh tra có thể bị áp dụng các biện pháp nêu trên.
Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa đối với vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ của công chức quản lý thị trường ra sao?
Theo khoản 3 Điều 8 Thông tư 18/2019/TT-BCT quy định về áp dụng biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa đối với vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ như sau:
- Khi phát hiện hoặc nhận được thông tin về vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ của công chức
Người có thẩm quyền phải kịp thời xác minh thông tin, xem xét, đánh giá tính chất, mức độ vi phạm, lỗi vi phạm và quá trình công tác của công chức để quyết định áp dụng một hoặc nhiều biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa theo thẩm quyền đối với công chức có hành vi vi phạm hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật theo quy định của Thông tư này và quy định pháp luật có liên quan;
- Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 7 của Thông tư này phải được ghi thành văn bản, lưu tại cơ quan của người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa.
Việc áp dụng biện pháp quy định tại điểm c, điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 7 của Thông tư này phải được thể hiện bằng quyết định của người có thẩm quyền;
- Quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa của người có thẩm quyền phải gửi đến cơ quan Quản lý thị trường cấp trên để báo cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để phối hợp thực hiện;
- Công chức bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa phải chấm dứt, khắc phục, sửa chữa ngay hành vi vi phạm; thực hiện ngay biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa mà người có thẩm quyền đã áp dụng; có quyền khiếu nại với người có thẩm quyền về quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa theo quy định của pháp luật;
- Trong quá trình thực hiện quyết định kiểm tra nội bộ, Trưởng Đoàn kiểm tra nội bộ có quyền kiến nghị với người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa đối với công chức để xác minh, làm rõ hành vi vi phạm.
Lực lượng Quản lý thị trường thực hiện những hoạt động công vụ nào?
Theo Điều 4 Thông tư 18/2019/TT-BCT quy định về các hoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường như sau:
Hoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường
…
2. Hoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường bao gồm:
a) Chỉ đạo, điều hành;
b) Tham mưu, tổng hợp, báo cáo;
c) Tuyển dụng và thực hiện chính sách, chế độ đối với công chức;
d) Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ;
đ) Tổ chức họp, hội nghị, hội thảo;
e) Kiểm tra nội bộ;
g) Thông tin, tuyên truyền;
h) Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
i) Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ;
k) Thanh tra chuyên ngành, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính;
l) Phối hợp thanh tra chuyên ngành, kiểm tra;
m) Quản lý, sử dụng ấn chỉ, công cụ hỗ trợ và tài sản, trang thiết bị công;
n) Các nội dung khác theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Quản lý thị trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?
- Mẫu Quyết định khen thưởng nhân viên xuất sắc dịp Tết cuối năm? Tải về Mẫu Quyết định khen thưởng?
- Từ năm 2025, rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn giao thông, người lái xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu?
- Mẫu Biên bản họp đại hội đồng cổ đông về việc tách công ty mới nhất? Tải về file word mẫu biên bản họp?
- Không xi nhan phạt bao nhiêu 2025? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ 2025 như thế nào?