Vì sao ngày 22/12 là Ngày truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam? Quân đội nhân dân bao gồm những lực lượng nào?
Vì sao ngày 22/12 là Ngày truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam?
Ngày truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Quốc phòng 2018 về Quân đội nhân dân như sau:
Quân đội nhân dân
1. Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.
Ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân.
2. Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
3. Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu; một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.
4. Tổ chức, nhiệm vụ, chế độ phục vụ và chế độ, chính sách của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Ngày 22/12/1944, tại khu rừng Trần Hưng Đạo (nay thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập, do đồng chí Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy. Đây là đơn vị chủ lực đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng và là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Từ đó, ngày 22 tháng 12 hằng năm được công nhận là Ngày truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngày truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 (Hình từ Internet)
Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm những lực lượng nào?
Quân đội nhân dân Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Quốc phòng 2018 như sau:
Quân đội nhân dân
1. Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.
Ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân.
2. Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
3. Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu; một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.
4. Tổ chức, nhiệm vụ, chế độ phục vụ và chế độ, chính sách của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo quy định nêu trên thì quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên.
Chức vụ cơ bản của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam gồm có những chức vụ nào?
Chức vụ cơ bản của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam gồm có những chức vụ được quy định tại Điều 11 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014) như sau:
(1) Trung đội trưởng;
(2) Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội;
(3) Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn;
(4) Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn;
Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;
(5) Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn;
(6) Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn;
Chỉ huy trưởng vùng Hải quân, Chính ủy vùng Hải quân; Chỉ huy trưởng vùng Cảnh sát biển, Chính ủy vùng Cảnh sát biển;
Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh;
Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh;
(7) Tư lệnh Quân đoàn, Chính ủy Quân đoàn;
Tư lệnh Binh chủng, Chính ủy Binh chủng;
(8) Tư lệnh Quân khu, Chính ủy Quân khu;
Tư lệnh Quân chủng, Chính ủy Quân chủng;
Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Chính ủy Bộ đội Biên phòng;
(9) Chủ nhiệm Tổng cục, Chính ủy Tổng cục;
(10) Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
(11) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Ngoài ra, chức vụ tương đương với chức vụ (8), (9); chức vụ tương đương với chức vụ (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?