Ngày truyền thống Quân khu 7, Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày nào? Yêu cầu với việc tổ chức kỷ niệm này này?
Ngày truyền thống Quân khu 7, Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày nào?
Ngày truyền thống được giải thích theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 111/2018/NĐ-CP như sau:
Ngày truyền thống là ngày đánh dấu một sự kiện đáng ghi nhớ, quá trình hình thành hoặc phát triển được ghi nhận, có tính kế thừa, liên tục.
Ngày 10/12/1945, Chấp hành Chỉ thị của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hội nghị Quân sự Nam Bộ lần đầu tiên do Xứ ủy tổ chức đã quyết định thành lập Chiến khu 7 - tiền thân Quân khu 7 ngày nay.
Quân khu 7 là tổ chức quân sự theo vùng lãnh thổ, bao gồm thành phố Sài Gòn và các tỉnh Gia Đinh, Chợ Lớn, Bà Rịa, Biên Hòa, Thủ Dầu Một và Tây Ninh. Nay gồm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Đồng Nai, Lâm Đồng, Long An và Tây Ninh.
Từ đó, Ngày truyền thống Lực lượng vũ trang Quân khu 7, Quân đội nhân dân Việt Nam (Ngày truyền thống Quân khu 7) được chọn là ngày 10 tháng 12 hằng năm.
Năm 2023, Kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống Quân khu 7 (10/12/1945 - 10/12/2023).
Ngày truyền thống Quân khu 7, Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày nào? Năm nay kỷ niệm lần thứ bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Tổ chức kỷ niệm Ngày truyền thống Quân khu 7, Quân đội nhân dân Việt Nam như thế nào?
Viêc tổ chức kỷ niệm Ngày truyền thống Quân khu 7, Quân đội nhân dân Việt Nam (10/12/1945) được thưc hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư 199/2016/TT-BQP như sau
Tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống của các đơn vị
1. Năm khác:
Đơn vị tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, cổ động trực quan, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, hội thi, hội thao, giao lưu, tọa đàm, thi đua chào mừng kỷ niệm ngày truyền thống đơn vị.
2. Năm lẻ 5:
a) Đơn vị xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động kỷ niệm bảo đảm an toàn, tiết kiệm, thiết thực, hiệu quả;
b) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, cổ động trực quan, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, hội thi, hội thao, giao lưu, tọa đàm; củng cố doanh trại, cảnh quan môi trường; thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm ngày truyền thống của đơn vị; tổ chức các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa;
c) Đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên tổ chức gặp mặt truyền thống.
3. Năm tròn:
a) Đơn vị xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động kỷ niệm bảo đảm an toàn, tiết kiệm, thiết thực, hiệu quả;
b) Cơ quan chính trị đơn vị biên soạn đề cương tuyên truyền về truyền thống của đơn vị và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc tổ chức các hoạt động kỷ niệm; tăng cường các hoạt động giáo dục truyền thống, cổ động trực quan, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, hội thi, hội thao, giao lưu, tọa đàm; củng cố doanh trại, cảnh quan môi trường; đẩy mạnh các hoạt động thi đua, lập thành tích chào mừng kỷ niệm ngày truyền thống của đơn vị; tổ chức các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa;
c) Đẩy mạnh tuyên truyền về truyền thống, thành tích và các hoạt động của đơn vị trên các phương tiện thông tin đại chúng;
d) Đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên tổ chức lễ kỷ niệm trong hội trường hoặc ngoài trời, duyệt đội ngũ trong trường hợp tổ chức ngoài trời. Trường hợp tổ chức duyệt binh, diễu binh, diễu hành phải báo cáo Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.
Cách tính năm tổ chức kỷ niệm Ngày truyền thống Quân khu 7, Quân đội nhân dân Việt Nam (10/12/1945) được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 199/2016/TT-BQP như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Năm tròn, năm lẻ 5, năm khác là số năm kỷ niệm (lần thứ) của các sự kiện. Cách tính năm tròn, năm lẻ 5, năm khác thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài; cụ thể:
a) Năm tròn là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là 0;
b) Năm lẻ 5 là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là 5;
c) Năm khác là số năm kỷ niệm có các chữ số cuối cùng còn lại.
Riêng Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: Năm tròn, năm lẻ 5 và năm khác được tính theo số thứ tự của năm dương lịch hiện tại.
....
Như vậy, viêc tổ chức kỷ niệm Ngày truyền thống Quân khu 7, Quân đội nhân dân Việt Nam (10/12/1945) được thưc hiện theo quy định nêu trên.
Yêu cầu đối với việc tổ chức kỷ niệm Ngày truyền thống Quân khu 7, Quân đội nhân dân Việt Nam thế nào?
Viêc tổ chức kỷ niệm Ngày truyền thống Quân khu 7, Quân đội nhân dân Việt Nam (10/12/1945) cần đảm bảo yêu cầu theo quy định tại Điều 2 Thông tư 199/2016/TT-BQP như sau
- Phải bảo đảm đúng quan điểm, chủ trương của Đảng, quy định của Nhà nước, Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Phải thực hiện thống nhất, phù hợp với đặc thù của Quân đội nhân dân Việt Nam và đơn vị, bảo đảm trang trọng, tiết kiệm, hiệu quả, an toàn, không phô trương hình thức.
- Phải gắn với phong trào thi đua quyết thắng, các cuộc vận động và nhiệm vụ của Quân đội nhân dân Việt Nam, đơn vị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?