Vì sao có mưa đá? Dấu hiệu sắp có mưa đá là gì? Chính sách hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại do mưa đá gây ra?
Vì sao có mưa đá? Nguyên nhân dẫn tới mưa đá là gì?
Mưa đá là hiện tượng thời tiết xảy ra khi những giọt nước trong đám mây đối lưu bị đóng băng thành các cục băng nhỏ (gọi là viên đá) và rơi xuống mặt đất. Mưa đá thường xuất hiện trong các cơn giông mạnh, nhất là vào mùa hè hoặc đầu mùa mưa.
Nguyên nhân dẫn tới mưa đá vì:
- Không khí bất ổn định, khi luồng khí lạnh và nóng gặp nhau.
- Không khí nóng bốc lên cao, mang theo hơi nước tạo thành các hạt băng nhỏ ở tầng mây có nhiệt độ dưới -20°C.
- Các giọt nước siêu lạnh ở tầng mây thấp được đẩy lên, kết dính với hạt băng và lớn dần.
- Luồng khí mạnh tiếp tục đẩy băng lên xuống, khiến chúng va chạm và phình to.
- Khi không khí không còn nâng đỡ được, các khối băng rơi xuống tạo thành mưa đá.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Vì sao có mưa đá? Dấu hiệu sắp có mưa đá là gì? Chính sách hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại do mưa đá gây ra? (Hình từ Internet)
Các dấu hiệu nhận biết sắp có mưa đá? Mưa đá có phải thiên tai không?
Tham khảo các dấu hiệu nhận biết sắp có mưa đá dưới đây để chuẩn bị phòng ngừa tốt để bảo vệ cho bản thân, gia đình và tài sản, cụ thể:
- Ban ngày có giông mạnh, mây đen kịt phủ kín bầu trời.
- Ban đêm có sấm sét, gió đang thổi đều bỗng nhiên lặng đi.
- Trời lạnh đột ngột, nhiệt độ giảm nhanh.
- Mây đen có hình dạng như bầu vú xuất hiện dày đặc.
- Xuất hiện tiếng gió “ù ù, ầm ầm” liên tục.
- Có vài hạt mưa rào lắc rắc xuất hiện đầu tiên, sau đó là cảm giác lạnh buốt.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Mưa đá có phải thiên tai không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống thiên tai 2013, được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.
...
Như vậy, hiện tượng mưa đá là một trong những loại thiên tai được quy định.
Chính sách hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại do mưa đá gây ra?
Căn cứ tại Chương II Nghị định 9/2025/NĐ-CP quy định chính sách hỗ trợ sản xuất nội nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại động vật, cụ thể:
(1) Đối tượng được hỗ trợ
Được quy định tại Điều 4 Nghị định 9/2025/NĐ-CP quy định về đối tượng được nhận hỗ trợ chính sách này bao gồm:
Cá nhân, hộ gia đình, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân (không bao gồm các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang) có hoạt động trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản, sản xuất muối (sau đây gọi là cơ sở sản xuất) bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật.
(2) Mức hỗ trợ
Được quy định tại Điều 5 Nghị định 9/2025/NĐ-CP quy định về mức hỗ trợ bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật, bao gồm:
- Mức hỗ trợ đối với cây trồng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật
- Mức hỗ trợ đối với lâm nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật
- Mức hỗ trợ đối với thủy sản bị thiệt hại do thiên tai (bao gồm nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản)
- Mức hỗ trợ đối với vật nuôi bị thiệt hại (chết, mất tích) do thiên tai
- Mức hỗ trợ đối với sản xuất muối bị thiệt hại do thiên tai (bao gồm diện tích đang sản xuất hoặc diện tích có muối đã được tập kết trên ruộng)
- Trường hợp hỗ trợ bằng giống cây, con, hiện vật, mức hỗ trợ được quy đổi tương đương hỗ trợ bằng tiền theo giá tại thời điểm hỗ trợ.
(3) Trình tự, trách nhiệm thực hiện hỗ trợ
Được quy định tại Điều 6 Nghị định 9/2025/NĐ-CP quy định về trình tự, trách nhiệm thực hiện hỗ trợ.
- Trình tự, trách nhiệm thực hiện việc hỗ trợ đối với các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
- Trình tự, trách nhiệm thực hiện việc hỗ trợ thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật trừ trường hợp quy định nêu trên:
+ Ủy ban nhân dân cấp xã
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện
(4) Nguồn lực, nguyên tắc hỗ trợ kinh phí
Được quy định tại Điều 7 Nghị định 9/2025/NĐ-CP quy định rõ về nguồn lực, nguyên tắc hỗ trợ kinh phí.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Trường đại học có được thực hiện quyền tự chủ không? Điều kiện thực hiện quyền tự chủ về tài chính và tài sản là gì?
- Thời gian nghỉ hè của giáo viên mầm non là bao lâu? Giáo viên mầm non nghỉ hè có được hưởng lương không?
- Bài phát biểu tri ân của HS lớp 9? Cảm xúc ngày ra trường của học sinh lớp 9? Quyền và Nhiệm vụ của Học sinh lớp 9?
- Mẫu tờ khai cấp thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn mới nhất 2025 ra sao?
- Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải đáp ứng những điều kiện gì theo quy định pháp luật?