Khi nào tình trạng mưa lớn được xem là thiên tai? Biện pháp khắc phục hậu quả do tình trạng mưa lớn gây ra gồm những gì?
Khi nào tình trạng mưa lớn được xem là thiên tai?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật Phòng chống thiên tai 2013 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 1 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì mưa lớn được xem là thiên tai khi có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội.
Khi nào tình trạng mưa lớn được xem là thiên tai? (Hình từ internet)
4 cấp độ thiên tai do tình trạng mưa lớn gây ra bao gồm những cấp độ nào?
Căn cứ theo Điều 44 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg có quy định về 4 cấp độ thiên tai do tình trạng mưa lớn gây ra bao gồm:
(1) Rủi ro thiên tai cấp độ 1: khi dự báo lượng mưa từ 100 mm đến 200 mm trong 24 giờ hoặc từ 50 mm đến 100 mm trong 12 giờ, kéo dài từ 1 ngày đến 2 ngày ở khu vực trung du, miền núi, đồng bằng, ven biển trên phạm vi dưới 1/2 số huyện, xã của 1 tỉnh hoặc nhiều tỉnh không liền kề.
(2) Rủi ro thiên tai cấp độ 2 gồm các trường hợp sau:
- Dự báo lượng mưa từ 100 mm đến 200 mm trong 24 giờ hoặc từ 50 mm đến 100 mm trong 12 giờ, kéo dài từ trên 2 ngày đến 4 ngày ở khu vực trung du, miền núi và kéo dài trên 2 ngày ở khu vực đồng bằng, ven biển trên phạm vi hơn 1/2 số huyện, xã của 1 tỉnh;
- Dự báo lượng mưa từ trên 200 mm đến 400 mm trong 24 giờ kéo dài từ 1 ngày đến 2 ngày ở khu vực trung du, vùng núi, đồng bằng, ven biển trên phạm vi hơn 1/2 số huyện, xã của 1 tỉnh.
(3) Rủi ro thiên tai cấp độ 3 gồm các trường hợp sau:
- Dự báo lượng mưa từ 100 mm đến 200 mm trong 24 giờ hoặc từ 50 mm đến 100 mm trong 12 giờ kéo dài trên 4 ngày ở khu vực trung du, miền núi trong phạm vi nhiều tỉnh khác nhau;
- Dự báo lượng mưa từ trên 200 mm đến 400 mm trong 24 giờ kéo dài từ trên 2 ngày đến 4 ngày ở khu vực trung du, vùng núi hoặc kéo dài trên 2 ngày ở khu vực đồng bằng, ven biển trong phạm vi nhiều tỉnh khác nhau;
- Dự báo lượng mưa trên 400 mm trong 24 giờ kéo dài từ 1 ngày đến 2 ngày ở khu vực trung du, vùng núi hoặc kéo dài từ 1 ngày đến 4 ngày ở khu vực đồng bằng, ven biển trong phạm vi nhiều tỉnh khác nhau.
(4) Rủi ro thiên tai cấp độ 4 gồm các trường hợp sau:
- Dự báo lượng mưa từ trên 200 mm đến 400 mm trong 24 giờ kéo dài trên 4 ngày ở khu vực trung du, vùng núi trong phạm vi nhiều tỉnh khác nhau;
- Dự báo lượng mưa trên 400 mm trong 24 giờ kéo dài từ trên 2 ngày ở khu vực trung du, vùng núi hoặc kéo dài trên 4 ngày ở khu vực đồng bằng, ven biển trong phạm vi nhiều tỉnh khác nhau.
Các biện pháp khắc phục hậu quả do tình trạng mưa lớn gây ra bao gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 30 Luật Phòng chống thiên tai 2013 có quy định về các biện pháp khắc phục hậu quả do tình trạng mưa lớn gây ra như sau:
(1) Tiếp tục triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm thiết yếu khác và hỗ trợ tâm lý để ổn định đời sống của người dân;
(2) Thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra, nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ và đề xuất phương án khắc phục hậu quả;
(3) Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, trang thiết bị, nhiên liệu thiết yếu khác để phục hồi sản xuất;
(4) Cung ứng vật tư, hàng hóa thiết yếu và thực hiện biện pháp quản lý giá, bình ổn thị trường;
(5) Thực hiện vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh ở khu vực bị tác động của thiên tai;
(6) Sửa chữa, khôi phục, nâng cấp công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, thông tin, thủy lợi, điện lực, trường học, cơ sở y tế và công trình hạ tầng công cộng; tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức và năng lực của cộng đồng về phòng, chống thiên tai.
Đồng thời, tại khoản 2 Điều 30 Luật Phòng chống thiên tai 2013 bị thay thế mợt sốt điều bởi Điểm o Khoản 4 Điều 54 Luật Phòng thủ dân sự 2023 có quy định về Trách nhiệm thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do tình trạng mưa lớn gây ra như sau:
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm:
+ Chủ động khắc phục hậu quả thiên tai đối với cơ sở hạ tầng, tài sản thuộc phạm vi quản lý
+ Tham gia hỗ trợ hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai theo sự huy động của cơ quan có thẩm quyền
- Ủy ban nhân dân, Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia và tìm kiếm cứu nạn các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Phòng chống thiên tai 2013.
- Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm chủ động khắc phục hậu quả thiên tai trong phạm vi quản lý và tham gia khắc phục hậu quả thiên tai khi có yêu cầu
- Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia có trách nhiệm:
+ Tổng hợp báo cáo đánh giá thiệt hại và nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ từ các địa phương và các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
+ Chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả thiên tai và báo cáo Chính phủ về biện pháp và nguồn lực để hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai.
Lưu ý: Chính phủ quy định chi tiết Điều này (khoản 1 Điều 30 Luật Phòng chống thiên tai 2013 được bổ sung bởi Khoản 17 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020)









Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Ngày 15 tháng 5 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 15 tháng 5 năm 2025 có tốt không? Âm lịch hôm nay ngày 15 5 - Lịch Vạn niên 2025?
- Mẫu đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất vô hiệu hiện nay? Hướng dẫn cách viết?
- TEMIS đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên năm 2025? Hướng dẫn tự đánh giá TEMIS chuẩn nghề nghiệp giáo viên 2025?
- Giá vé máy bay ngày 2 9 đi Hà Nội có tăng không? Giá vé máy bay nội địa do ai quyết định theo quy định hiện nay?
- Thứ tự 12 con giáp may mắn trong năm nay theo tử vi? Xem tử vi có phải là một hoạt động tín ngưỡng?