Vi phạm quy định về lao động là người giúp việc gia đình bị xử phạt thế nào? Hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình?
- Người sử dụng lao động vi phạm quy định về lao động là người giúp việc gia đình bị xử phạt hành chính thế nào?
- Hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình được quy định ra sao?
- Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động là người giúp việc gia đình có nghĩa vụ bố trí chỗ ăn ở cho người giúp việc không?
Người sử dụng lao động vi phạm quy định về lao động là người giúp việc gia đình bị xử phạt hành chính thế nào?
Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với người sử dụng lao động vi phạm quy định về lao động là người giúp việc gia đình được quy định tại Điều 30 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, cụ thể như sau:
(1) Phạt cảnh cáo đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
(i) Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình;
(ii) Không trả tiền tàu xe đi đường khi lao động là người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp lao động là người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.
(2) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
(i) Không thông báo cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn việc sử dụng lao động hoặc chấm dứt việc sử dụng lao động là người giúp việc gia đình theo quy định;
(ii) Đã bị xử phạt cảnh cáo đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản (1) nhưng lại tiếp tục vi phạm.
(3) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
(i) Giữ giấy tờ tùy thân của lao động là người giúp việc gia đình;
(ii) Không trả cho lao động là người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
(4) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, hoặc dùng vũ lực đối với người lao động là người giúp việc gia đình nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
(5) Biện pháp khắc phục hậu quả
(i) Buộc người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình khi vi phạm quy định tại điểm (i) khoản (1);
(ii) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền tàu xe đi đường cho lao động là người giúp việc gia đình đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm (ii) khoản (1);
(iii) Buộc người sử dụng lao động trả lại giấy tờ tùy thân cho lao động là người giúp việc gia đình đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm (i) khoản (3);
(iv) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho lao động là người giúp việc gia đình khi vi phạm quy định tại điểm (ii) khoản (3).
Lưu ý: Mức phạt hành chính nêu trên là mức phạt tiền áp dụng đối với người sử dụng lao động là cá nhân có hành vi vi phạm, đối với người sử dụng lao động là tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (Khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Vi phạm quy định về lao động là người giúp việc gia đình bị xử phạt thế nào? Hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình? (Hình từ Internet)
Hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình được quy định ra sao?
Hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình được quy định tại Điều 162 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể như sau:
(1) Người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình.
(2) Thời hạn của hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình do hai bên thỏa thuận. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất kỳ khi nào nhưng phải báo trước ít nhất 15 ngày.
(3) Hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, thời giờ làm việc hằng ngày, chỗ ở.
Lưu ý: Theo quy định tại Điều 161 Bộ luật Lao động 2019, lao động là người giúp việc gia đình là người lao động làm thường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình.
Các công việc trong gia đình bao gồm công việc nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ em, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại.
Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động là người giúp việc gia đình có nghĩa vụ bố trí chỗ ăn ở cho người giúp việc không?
Căn cứ quy định tại Điều 163 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sử dụng lao động là người giúp việc gia đình
1. Thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động.
2. Trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
3. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người giúp việc gia đình.
4. Bố trí chỗ ăn, ở hợp vệ sinh cho người giúp việc gia đình nếu có thỏa thuận.
5. Tạo cơ hội cho người giúp việc gia đình được tham gia học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp.
6. Trả tiền tàu xe đi đường khi người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.
Như vậy, người sử dụng lao động khi sử dụng lao động là người giúp việc gia đình có nghĩa vụ bố trí chỗ ăn, ở hợp vệ sinh cho người giúp việc gia đình trong trường hợp có thỏa thuận.
>> Xem thêm: Có phải lập hợp đồng lao động bằng văn bản khi thuê người giúp việc dưới 1 tháng?






.png)



Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài văn Thuyết minh về chiếc nón lá ngắn gọn hay nhất? Viết được bài văn thuyết minh hoàn chỉnh là mục tiêu ở cấp học nào?
- 38 tỉnh thành trước đây của Việt Nam trong lần sáp nhập, chia tách đơn vị hành chính năm 1976?
- Viết đoạn văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn đẽo cày giữa đường? Nhiệm vụ của học sinh lớp 7?
- Công văn 1767/BTC-TCCB 2025 hướng dẫn triển khai chính sách nghỉ hưu trước tuổi tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP ra sao?
- 5+ mẫu tin nhắn mời đám cưới? Đến Ủy ban nhân dân cấp huyện để thực hiện đăng ký kết hôn được không?