08 Vương quốc được chia Xá lợi Đức Phật? Liệt kê tên 08 Vương quốc? Xá lợi Đức Phật về Việt Nam trong bao lâu?
08 Vương quốc được chia Xá lợi Đức Phật? Liệt kê tên 08 Vương quốc? Xá lợi Đức Phật về Việt Nam trong bao lâu?
Theo Kinh Đại Bát Niết bàn, thân thể linh thiêng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã bị thiêu cháy mà không tỏa ra khói và để lại Xá Lợi xương. Có bảy phần cơ thể của ngài không hề bị biến thành tro trong quá trình hỏa táng.
Các phần cơ thể khác thu nhỏ thành Xá lợi với nhiều kích cỡ khác nhau. Các phần thân thể còn lại của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được coi như Xá lợi và đã trở thành báu vật được tôn kính bậc nhất kể từ đó.
Người ta tin rằng Xá lợi Đức Phật được chia ra cho 8 Vương quốc chính, đó là:
1. Vương quốc Mallas của Kusinagar
2. Vương quốc Sakyas của Kapilavastu
3. Vương quốc Kolyas của Ramagama
4. Vương quốc Licchavis của Vesali
5. Vương quốc Bulis của Allakappa
6. Vương quốc Mallas của Pava
7. Vương quốc Brahmin của Vethadipa
8. Vương quốc Magadha của Ajatasattu
Vừa qua, đến ngày 2 5 Xá lợi Đức Phật đã có mặt tại Việt Nam và hiện đang được tôn trí tại chùa Thanh Tâm đến ngày 8 5. Sau đó sẽ được tôn trí tại Núi Bà Đen đến ngày 13 5. Tiếp theo sẽ được tôn trí tại Chùa Quán Sứ đến ngày 16 5. Điểm chiêm bái Xá lợi Đức Phật cuối cùng là ở Chùa Tam Chúc đến ngày 21 5.
Chiều ngày 21 5, Lễ cung tiễn Xá lợi Đức Phật đi sân bay quốc tế Nội Bài trở về Ấn Độ.
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo*
08 Vương quốc được chia Xá lợi Đức Phật? Liệt kê tên 08 Vương quốc? Xá lợi Đức Phật về Việt Nam trong bao lâu? (Hình từ Internet)
Người tham gia chiêm bái Xá lợi Đức Phật tại Đại lễ Vesak có quyền và trách nhiệm gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định người tham gia lễ hội có quyền và trách nhiệm như sau:
Người tham gia lễ hội có các quyền sau:
- Thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng;
- Thể hiện mong muốn Điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước;
- Được giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.
Người tham gia lễ hội có các trách nhiệm sau:
- Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
- Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
- Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
- Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định trên còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).
Như vậy, người tham gia chiêm bái Xá lợi Đức Phật tại Đại lễ Vesak có quyền và trách nhiệm giống như người tham gia lễ hội được quy định nêu trên.
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người được quy định tại như sau:
- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
- Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
- Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
Ngoài ra, tại Điều 8 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đối với người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam như sau:
- Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam có quyền:
+ Sinh hoạt tôn giáo, tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo;
+ Sử dụng địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo tập trung;
+ Mời chức sắc, chức việc, nhà tu hành là người Việt Nam thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo; mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài giảng đạo;
+ Vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng về tôn giáo của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam;
+ Mang theo xuất bản phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được giảng đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác ở Việt Nam.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Tiêu chuẩn xếp loại học sinh xuất sắc đối với học sinh tiểu học là gì? Học sinh xuất sắc tiểu học được tặng giấy khen cuối năm học không?
- Lòng se điếu tại sao lại hiếm và đắt đỏ? Các hành vi bị cấm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm là gì?
- Học viện Phật Giáo Việt Nam ở đâu? Đại lễ Vesak có được tổ chức ở Học viện Phật Giáo Việt Nam không?
- Năm học 2025, điểm 1 môn dưới 5 có được học sinh khá không? Một môn dưới 5 có được học sinh khá không THCS, THPT?
- Mẫu đề xuất phương án xử lý tài sản xác lập quyền sở hữu toàn dân mới nhất hiện nay theo Nghị định 77?