Vi phạm công tác phòng cháy chữa cháy tại đơn vị thì cán bộ công chức Tòa án nhân dân có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Để đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ thì Tòa án nhân dân tối cao có thể áp dụng các biện pháp phòng chống nào tại cơ quan, đơn vị?
- Vi phạm công tác phòng cháy chữa cháy tạo đơn vị thì cán bộ công chức Tòa án nhân dân có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Đạt thành tích trong hoạt động phòng cháy chữa cháy tại đơn vị thì cán bộ công chức tại Toàn án nhân dân tối cao có được khen thưởng không?
Để đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ thì Tòa án nhân dân tối cao có thể áp dụng các biện pháp phòng chống nào tại cơ quan, đơn vị?
Theo Điều 11 Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 53/QĐ-TANDTC năm 2022 thì Tòa án nhân dân tối cao có thể áp dụng một số biện pháp sau để đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ:
(1) Nghiêm cấm mang các chất cháy, nổ vào trụ sở cơ quan Tòa án nhân dân tối cao, không sử dụng điện để làm việc riêng như: đun nấu, sắc thuốc, là quần áo...
(2) Không thắp hương, hút thuốc lá trong phòng làm việc, kho, phòng máy chủ và tiến hành các công việc phát sinh lửa, nguồn nhiệt gây chập, cháy, nổ trong khu vực làm việc.
(3) Không tự ý mắc, sử dụng điện tùy tiện: không sử dụng các ổ cắm điện tiếp xúc quá lỏng, phát sinh tia lửa; dùng thiết bị điện quá tải, dùng dây điện cắm trực tiếp vào ổ cắm điện hoặc để các chất dễ cháy gần các thiết bị điện gây chập, cháy nổ.
(4) Hết giờ làm việc phải sắp xếp hồ sơ tài liệu, kiểm tra, tắt các thiết bị điện như máy điều hòa, máy vi tính, máy phô tô, đèn chiếu sáng; đối với các thiết bị cần duy trì điện liên tục, phải lắp hệ thống tự ngắt điện, để phòng xảy ra sự cố cháy, chập điện.
(5) Trường hợp dùng lửa, nhiệt, điện để hàn, lắp đặt các thiết bị phải có biện pháp phòng cháy chữa cháy và chỉ thực hiện khi có sự đồng ý của Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao. Khách đến Trụ sở cơ quan Tòa án nhân dân tối cao phải tuân theo sự hướng dẫn của Bảo vệ cơ quan; tuyệt đối chấp hành các quy định về công tác phòng cháy chữa cháy tại Trụ sở cơ quan Tòa án nhân dân tối cao.
(6) Đối với Trung tâm dữ liệu điện tử và các phòng máy chủ:
- Phải được lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy theo quy định.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng các ổ dây cắm rời, đặt trực tiếp trên sàn.
- Các hệ dây truyền dẫn phải được đi trong các máng, hộp đỡ đã được gắn, neo chắc chắn.
- Không đi chung dây nguồn điện với dây truyền dẫn dữ liệu.
- Các thiết bị tin học thu hồi, hư hỏng chờ sửa chữa nếu để tại khu vực này phải có giá, tủ; không được để trên sàn, trên lối đi.
- Hệ thống điều hòa nhiệt độ thường xuyên được kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng.
(7) Đối với kho, thư viện:
- Hàng hóa, tài liệu phải được xếp sắp gọn gàng, không để vật tư cản trở lối đi lại; các vật tư thuộc loại nguồn dễ gây tự cháy, nổ phải xếp đặt tại khu vực riêng tách rời với các vật tư dễ cháy khác.
- Hệ thống, thiết bị điện (hộp đèn, công tắc, ổ cắm, aptomat, ...) dùng ở kho phải được lắp đặt loại trong hộp kín; hồ sơ, tài liệu, sách báo phải để trên giá và cách đèn chiếu sáng từ 0,8m trở lên.
(8) Bếp ăn cơ quan: Các bình gas đều phải có thiết bị van an toàn, van điều áp phù hợp, có thiết bị cảnh báo hơi gas trong khu vực sử dụng gas, đun nấu; hết ngày phải đóng thiết bị van an toàn, tắt các thiết bị tiêu thụ điện.
(9) Khu vực để xe máy, ô tô, hầm tòa nhà: Xe máy, ô tô để tại hầm phải được để đúng khu vực quy định; tắt khóa điện của xe máy, ô tô; không khóa cổ, khóa càng xe; không để rò rỉ xăng từ xe máy, ô tô.
(10) Phương tiện, dụng cụ chữa cháy phải để nơi dễ thấy, dễ lấy; không được tự động tháo lắp, di chuyển các thiết bị phòng cháy chữa cháy hoặc sử dụng vào mục đích khác; thường xuyên kiểm tra an toàn điện để tránh các sự cố gây chập, cháy nổ do điện và phải biết vị trí cắt điện khu vực mình thường xuyên làm việc.
(11) Cấm để các vật cản ở hành lang, lối đi, cầu thang, thang máy, đặc biệt trên các đường thoát hiểm và xung quanh các bình chữa cháy.
(12) Các biện pháp phải bảo đảm an toàn phòng chống cháy, nổ khác theo quy định.
Vi phạm công tác phòng cháy chữa cháy tại đơn vị thì cán bộ công chức Tòa án nhân dân có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Hình từ Internet)
Vi phạm công tác phòng cháy chữa cháy tạo đơn vị thì cán bộ công chức Tòa án nhân dân có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ Điều 23 Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 53/QĐ-TANDTC năm 2022 quy định về xử phạt đối với cán bộ công chức vi phạm công tác phòng cháy chữa cháy như sau:
Xử lý vi phạm
1. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có hành vi vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; cản trở các hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; xâm phạm đến lợi ích của tập thể, tính mạng và tài sản của người khác thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao thiếu trách nhiệm trong việc quản lý, kiểm tra việc thực hiện các hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ để xảy ra cháy, sự cố, tai nạn tại đơn vị mình thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trường hợp cán bộ công chức Tòa án nhân dân tối cao vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy tại đơn vị thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Đạt thành tích trong hoạt động phòng cháy chữa cháy tại đơn vị thì cán bộ công chức tại Toàn án nhân dân tối cao có được khen thưởng không?
Căn cứ Điều 22 Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 53/QĐ-TANDTC năm 2022 quy định về khen thưởng như sau:
Khen thưởng
Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có thành tích trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Bên canh đó, tại Điều 7 Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 53/QĐ-TANDTC năm 2022 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chỉ huy phòng cháy và chữa cháy như sau:
Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ huy phòng cháy và chữa cháy
...
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ huy:
...
h) Đề xuất việc khen thưởng, kỷ luật các tập thể, cá nhân trong việc thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
i) Chỉ đạo Đội phòng cháy chữa cháy cơ sở dự trù kinh phí cho các hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Trụ sở cơ quan Tòa án nhân dân tối cao.
k) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giao và theo quy định của pháp luật.
Theo đó, cán bộ công chức tại Tòa án nhân dân tối cao đạt thành tích trong hoạt động phòng cháy chữa cháy tại đơn vị thì sẽ được khen thưởng.
Ban Chỉ huy phòng cháy và chữa cháy sẽ có trách nhiệm đề xuất việc khen thưởng đối với cán bộ công chức đạt thành tích.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?
- Pháp điển là gì? Bộ pháp điển là gì? phapdien moj Hướng dẫn sử dụng Bộ pháp điển cụ thể thế nào?
- Mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Văn hóa thể thao 2024? Tải mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở ở đâu?
- Thông tư 27/2024 về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, mẫu hồ sơ đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng?
- 'Phông bạt từ thiện' là gì? Sửa chữa, làm giả bill chuyển khoản nhưng không gây thiệt hại có vi phạm pháp luật?