Văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư có được thành lập ngoài phạm vi nơi tổ chức đăng ký hoạt động không?
- Văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư có được thành lập ngoài phạm vi nơi tổ chức đăng ký hoạt động không?
- Văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư bị chấm dứt hoạt động trong những trường hợp nào?
- Trường hợp văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư chấm dứt hoạt động thì tổ chức phải gửi văn bản thông báo đến cơ quan nào?
- Tổ chức hành nghề luật sư được thành lập theo những hình thức nào?
Văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư có được thành lập ngoài phạm vi nơi tổ chức đăng ký hoạt động không?
Văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư được quy định tại Điều 42 Luật Luật sư 2006 như sau:
Văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư
Văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư được thành lập trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động. Văn phòng giao dịch là nơi tiếp nhận vụ, việc, yêu cầu của khách hàng. Văn phòng giao dịch không được phép thực hiện việc cung cấp dịch vụ pháp lý.
Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày thành lập văn phòng giao dịch, tổ chức hành nghề luật sư phải thông báo bằng văn bản về địa chỉ của văn phòng giao dịch cho Sở Tư pháp, Đoàn luật sư ở địa phương nơi đăng ký hoạt động.
Sở Tư pháp ghi địa chỉ của văn phòng giao dịch vào Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư.
Văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư là nơi tiếp nhận vụ, việc, yêu cầu của khách hàng.
Theo quy định thì văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư phải được thành lập trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động.
Văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư có được thành lập ngoài phạm vi nơi tổ chức đăng ký hoạt động không? (Hình từ Internet)
Văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư bị chấm dứt hoạt động trong những trường hợp nào?
Theo quy định tại Điều 48 Luật Luật sư 2006 thì văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư có thể bị chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:
(1) Tổ chức hành nghề luật sư đã thành lập văn phòng giao dịch chấm dứt hoạt động;
(2) Theo quyết định của tổ chức hành nghề luật sư đã thành lập văn phòng giao dịch;
Lưu ý: Khi chấm dứt hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư phải chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ và giải quyết mọi vấn đề có liên quan đến việc chấm dứt hoạt động của văn phòng giao dịch do mình thành lập.
Trường hợp văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư chấm dứt hoạt động thì tổ chức phải gửi văn bản thông báo đến cơ quan nào?
Trường hợp văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư chấm dứt hoạt động được quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 05/2021/TT-BTP như sau:
Chi nhánh, văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư
1. Tổ chức hành nghề luật sư thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của chi nhánh theo quy định tại khoản 2 Điều 41 của Luật Luật sư thì được Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động của chi nhánh cấp lại Giấy đăng ký hoạt động.
2. Tổ chức hành nghề luật sư thành lập văn phòng giao dịch thì gửi văn bản thông báo về việc thành lập văn phòng giao dịch, trong đó ghi rõ địa chỉ văn phòng giao dịch cho Sở Tư pháp, Đoàn Luật sư ở địa phương nơi đăng ký hoạt động. Trong trường hợp văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư tạm ngừng, chấm dứt hoặc thay đổi địa chỉ hoạt động thì tổ chức hành nghề luật sư có văn bản thông báo cho Sở Tư pháp chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng, chấm dứt hoặc thay đổi địa chỉ hoạt động. Sở Tư pháp ghi nhận việc tạm ngừng, chấm dứt hoặc thay đổi địa chỉ hoạt động của văn phòng giao dịch trên Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư.
Như vậy, theo quy định, trong trường hợp văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư chấm dứt hoạt động thì tổ chức hành nghề luật sư phải có văn bản thông báo cho Sở Tư pháp chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày chấm dứt hoạt động.
Sở Tư pháp ghi nhận việc chấm dứt hoạt động của văn phòng giao dịch trên Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư.
Tổ chức hành nghề luật sư được thành lập theo những hình thức nào?
Hình thức tổ chức hành nghề luật sư được quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Luật sư 2006 (được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012)
Hình thức tổ chức hành nghề luật sư, điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư
1. Tổ chức hành nghề luật sư bao gồm:
a) Văn phòng luật sư;
b) Công ty luật.
2. Tổ chức hành nghề luật sư được tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư:
a) Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật này;
b) Tổ chức hành nghề luật sư phải có trụ sở làm việc.
...
Như vậy, theo quy định, tổ chức hành nghề luật sư được thành lập theo hai hình thức, bao gồm:
(1) Văn phòng luật sư;
(2) Công ty luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?