Mẫu sổ đăng ký hoạt động về quản lý hoạt động của các tổ chức hành nghề luật sư và luật sư thuộc Sở Tư pháp là mẫu nào?
- Mẫu sổ đăng ký hoạt động về quản lý hoạt động của các tổ chức hành nghề luật sư và luật sư thuộc Sở Tư pháp là mẫu nào?
- Thực hiện kiểm tra chủ yếu những nội dung nào về việc đăng ký hoạt động của các tổ chức hành nghề luật sư?
- Tổ chức hành nghề luật sư phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp địa phương nào?
Mẫu sổ đăng ký hoạt động về quản lý hoạt động của các tổ chức hành nghề luật sư và luật sư thuộc Sở Tư pháp là mẫu nào?
Mẫu sổ đăng ký hoạt động về quản lý hoạt động của các tổ chức hành nghề luật sư và luật sư thuộc Sở Tư pháp đang được sử dụng là mẫu TP-LS-41 ban hành kèm theo Thông tư 05/2021/TT-BTP như sau:
>>> Xem đầy đủ Mẫu sổ đăng ký hoạt động về quản lý hoạt động của các tổ chức hành nghề luật sư và luật sư thuộc Sở Tư pháp tại đây. Tải về
Mẫu sổ đăng ký hoạt động về quản lý hoạt động của các tổ chức hành nghề luật sư và luật sư thuộc Sở Tư pháp là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Thực hiện kiểm tra chủ yếu những nội dung nào về việc đăng ký hoạt động của các tổ chức hành nghề luật sư?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Thông tư 05/2021/TT-BTP như sau:
Nội dung kiểm tra
...
2. Đối với tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam và tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam, việc kiểm tra tập trung vào các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Thực hiện các quy định về đăng ký hoạt động, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam; đề nghị cấp, cấp lại, thay đổi nội dung Giấy phép thành lập và Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam; đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài;
b) Thực hiện các quy định của pháp luật về lao động trong trường hợp có thuê lao động;
c) Thực hiện các quy định của pháp luật về thuế, tài chính, kế toán, thống kê;
d) Ký kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý theo quy định của pháp luật;
đ) Tiếp nhận, theo dõi, hướng dẫn người tập sự hành nghề luật sư;
e) Báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất; lập các mẫu sổ sách và lưu trữ các giấy tờ tài liệu theo quy định của Luật Luật sư và các quy định của pháp luật có liên quan;
g) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm;
h) Tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ và tham gia trợ giúp pháp lý của luật sư hành nghề tại tổ chức;
i) Thực hiện các quy định khác của pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư.
...
Như vậy, theo quy định thì thực hiện kiểm tra về việc đăng ký hoạt động của các tổ chức hành nghề luật sư đối với những nội dung chủ yếu sau:
- Thực hiện các quy định về đăng ký hoạt động, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam;
- Đề nghị cấp, cấp lại, thay đổi nội dung Giấy phép thành lập và Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam;
- Đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài.
Tổ chức hành nghề luật sư phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp địa phương nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Luật Luật sư 2006 như sau:
Đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
1. Tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật là thành viên. Công ty luật do luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập thì đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có trụ sở của công ty.
2. Tổ chức hành nghề luật sư phải có hồ sơ đăng ký hoạt động gửi Sở Tư pháp. Hồ sơ đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư gồm có:
a) Giấy đề nghị đăng ký hoạt động theo mẫu thống nhất;
b) Dự thảo Điều lệ của công ty luật;
c) Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của luật sư thành lập văn phòng luật sư, thành lập hoặc tham gia thành lập công ty luật;
d) Giấy tờ chứng minh về trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư.
3. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư; trong trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, người bị từ chối cấp Giấy đăng ký hoạt động có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức hành nghề luật sư được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao Giấy đăng ký hoạt động cho Đoàn luật sư mà mình là thành viên.
Như vậy, theo quy định thì tổ chức hành nghề luật sư phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật là thành viên.
Công ty luật do luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập thì đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có trụ sở của công ty.
Tổ chức hành nghề luật sư được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?