Văn phòng công chứng sử dụng biển hiệu không đúng mẫu thì có bị đình chỉ hoạt động theo quy định hay không?
Văn phòng công chứng sử dụng biển hiệu không đúng mẫu thì có bị đình chỉ hoạt động theo quy định hay không?
Căn cứ tại điểm e khoản 1 Điều 16 Nghị định 82/2020/NĐ-CP hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng như sau:
Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không niêm yết hoặc niêm yết không đầy đủ lịch làm việc; thủ tục công chứng; nội quy tiếp người yêu cầu công chứng; phí công chứng, thù lao công chứng, chi phí khác; danh sách cộng tác viên phiên dịch tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng;
b) Đăng báo nội dung đăng ký hoạt động không đúng thời hạn hoặc không đầy đủ nội dung hoặc không đúng số lần theo quy định;
c) Thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ chế độ báo cáo; báo cáo không chính xác về tình hình tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng;
d) Lập, quản lý, sử dụng sổ trong hoạt động công chứng hoặc sử dụng biểu mẫu không đúng quy định;
đ) Lưu trữ hồ sơ công chứng không đúng quy định;
e) Sử dụng biển hiệu không đúng mẫu hoặc nội dung biển hiệu không đúng giấy đăng ký hoạt động;
g) Phân công công chứng viên hướng dẫn tập sự không đúng quy định;
h) Từ chối tiếp nhận người tập sự hành nghề công chứng do Sở Tư pháp chỉ định mà không có lý do chính đáng;
i) Từ chối nhận lưu giữ di chúc mà không có lý do chính đáng;
...
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 3 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 4, các điểm a và d khoản 5 Điều này;
Như vậy, văn phòng công chứng sử dụng biển hiệu không đúng mẫu thì không bị đình chỉ hoạt động mà có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
Văn phòng công chứng sử dụng biển hiệu không đúng mẫu thì có bị đình chỉ hoạt động theo quy định hay không? (Hình từ Internet)
Yêu cầu đối với biển hiệu của văn phòng công chứng được quy định như thế nào?
Yêu cầu đối với biển hiệu của văn phòng công chứng được quy định tại Mẫu TP-CC-20 được ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BTP; cụ thể như sau:
- Biển hiệu thiết kế theo chiều ngang.
- Kích thước: Chiều cao tối đa 02m, chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà nơi đặt trụ sở Phòng công chứng/Văn phòng công chứng.
- Biển hiệu không được ghi các thông tin khác ngoài các nội dung:
+ Địa chỉ: Ghi cụ thể số nhà, đường/phố, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố; trường hợp không có số nhà, đường/phố thì ghi đến đơn vị hành chính nhỏ nhất của trụ sở (thôn, ấp, khu đô thị...).
+ Điện thoại;
+ Fax (nếu có);
+ Email (nếu có);
+ Website (nếu có);
Trách nhiệm của Bộ Tư pháp công tác quản lý nhà nước về công chứng được quy định như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 69 Luật Công chứng 2014 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 thì:
Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về công chứng, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về công chứng;
- Xây dựng, trình Chính phủ ban hành chính sách phát triển nghề công chứng;
- Chủ trì, phối hợp với bộ, ngành hướng dẫn, quản lý hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng;
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công chứng, chính sách phát triển nghề công chứng;
- Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm công chứng viên;
- Phê duyệt Điều lệ của tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc của công chứng viên sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Nội vụ; đình chỉ thi hành và yêu cầu sửa đổi những văn bản, quy định của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên trái với quy định của Hiến pháp, Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
- Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động công chứng theo thẩm quyền;
- Định kỳ hằng năm báo cáo Chính phủ về hoạt động công chứng;
- Quản lý và thực hiện hợp tác quốc tế về hoạt động công chứng;
- Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện công chứng của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng cho viên chức lãnh sự, viên chức ngoại giao được giao thực hiện công chứng; định kỳ hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp về hoạt động công chứng của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để tổng hợp báo cáo Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?