Văn phòng Bộ thuộc Bộ Tư pháp có phải chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho công chức cơ quan Bộ không?
Văn phòng Bộ thuộc Bộ Tư pháp có con dấu và tài khoản không?
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Quyết định 1212/QĐ-BTP năm 2018 quy định về chức năng của Văn phòng Bộ như sau:
Chức năng
1. Văn phòng Bộ (sau đây gọi là Văn phòng) là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và quản lý các hoạt động của Bộ, ngành; xây dựng, tổng hợp, đôn đốc, theo dõi tình hình thực hiện chương trình, kế hoạch công tác; thực hiện các nhiệm vụ về truyền thông đối với hoạt động của Bộ, ngành và quản lý báo chí, xuất bản; tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật; công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; quản lý cơ sở vật chất - kỹ thuật, tài sản, kinh phí hoạt động, bảo đảm phương tiện, điều kiện làm việc phục vụ chung cho hoạt động của Bộ và công tác quản trị nội bộ theo quy định của pháp luật.
2. Văn phòng có con dấu và tài khoản theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Văn phòng Bộ thuộc Bộ Tư pháp có con dấu và tài khoản theo quy định của pháp luật.
Văn phòng Bộ thuộc Bộ Tư pháp có con dấu và tài khoản không? (Hình từ Internet)
Văn phòng Bộ có những nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp điều hành và quản lý các hoạt động của Bộ?
Căn cứ khoản 6 Điều 2 Quyết định 1212/QĐ-BTP năm 2018 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng Bộ như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
6. Về giúp Bộ trưởng, các Thứ trưởng điều hành và quản lý các hoạt động của Bộ:
a) Tiếp nhận hồ sơ, tài liệu trình Bộ trưởng, các Thứ trưởng (sau đây gọi là Lãnh đạo Bộ); kiểm tra và tham gia ý kiến về hồ sơ, tài liệu đó trước khi trình Lãnh đạo Bộ xem xét, giải quyết;
b) Thẩm tra và đề xuất ý kiến về nội dung, chương trình của các đơn vị thuộc Bộ trình Lãnh đạo Bộ tại các phiên họp giao ban Lãnh đạo Bộ;
c) Thông báo ý kiến kết luận, chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ đến các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Lãnh đạo Bộ Tư pháp; theo dõi, điều phối lịch làm việc của Lãnh đạo Bộ;
d) Làm đầu mối tiếp nhận thông tin, duy trì quan hệ giữa Bộ với các cơ quan cấp trên, các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức khác;
đ) Tổ chức các cuộc họp, làm việc của Lãnh đạo Bộ với các đơn vị; chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu và lãnh đạo Bộ đi công tác hoặc tham dự các hội nghị, hội thảo;
e) Chủ trì hoặc phối hợp tham mưu giải quyết hoặc theo dõi, đôn đốc việc giải quyết phản ánh, kiến nghị của Bộ, ngành, địa phương, cử tri, người dân và doanh nghiệp;
g) Tham mưu, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về Quy chế dân chủ trong hoạt động của Bộ, ngành.
...
Như vậy, trong việc giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp điều hành và quản lý các hoạt động của Bộ thì Văn phòng Bộ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
(1) Tiếp nhận hồ sơ, tài liệu trình Bộ trưởng, các Thứ trưởng; kiểm tra và tham gia ý kiến về hồ sơ, tài liệu đó trước khi trình Lãnh đạo Bộ xem xét, giải quyết;
(2) Thẩm tra và đề xuất ý kiến về nội dung, chương trình của các đơn vị thuộc Bộ trình Lãnh đạo Bộ tại các phiên họp giao ban Lãnh đạo Bộ;
(3) Thông báo ý kiến kết luận, chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ đến các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan;
Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Lãnh đạo Bộ Tư pháp; theo dõi, điều phối lịch làm việc của Lãnh đạo Bộ;
(4) Làm đầu mối tiếp nhận thông tin, duy trì quan hệ giữa Bộ với các cơ quan cấp trên, các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức khác;
(5) Tổ chức các cuộc họp, làm việc của Lãnh đạo Bộ với các đơn vị;
Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu và lãnh đạo Bộ đi công tác hoặc tham dự các hội nghị, hội thảo;
(6) Chủ trì hoặc phối hợp tham mưu giải quyết hoặc theo dõi, đôn đốc việc giải quyết phản ánh, kiến nghị của Bộ, ngành, địa phương, cử tri, người dân và doanh nghiệp;
(7) Tham mưu, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về Quy chế dân chủ trong hoạt động của Bộ, ngành.
Văn phòng Bộ thuộc Bộ Tư pháp có phải chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho công chức cơ quan Bộ không?
Căn cứ khoản 18 Điều 2 Quyết định 1212/QĐ-BTP năm 2018 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng Bộ như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
14. Sơ kết, tổng kết; thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về các lĩnh vực công tác của Văn phòng theo quy định của pháp luật.
15. Kiểm tra, tham gia thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
16. Tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, phổ biến giáo dục pháp luật theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
17. Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng và quản lý công chức, người lao động theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
18. Phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội cơ quan Bộ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bộ.
19. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Bộ trưởng giao.
Như vậy, theo quy định thì Văn phòng Bộ thuộc Bộ Tư pháp có nhiệm vụ phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội cơ quan Bộ chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho công chức cơ quan Bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THPT năm học 2024 2025 (trắc nghiệm và tự luận) cho học sinh toàn quốc như thế nào?
- Ngày 29 tháng 11 là ngày gì? Ngày 29 tháng 11 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 29 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?
- Mẫu báo cáo tổng kết năm học của lớp mới nhất? Hướng dẫn viết bản báo cáo tổng kết năm học của lớp?
- HIV dương tính là gì? Ngoài người được xét nghiệm, kết quả HIV dương tính chỉ được thông báo cho ai?
- Nội dung Mẫu quy chế chi tiêu nội bộ mới nhất? Quy chế chi tiêu nội bộ đơn vị sự nghiệp công lập cần có ý kiến của ai?