Văn phòng Bộ thuộc Bộ Tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn gì về công tác truyền thông và quản lý báo chí, xuất bản?
Văn phòng Bộ thuộc Bộ Tư pháp có những chức năng gì theo quy định?
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Quyết định 1212/QĐ-BTP năm 2018 quy định về chức năng của Văn phòng Bộ như sau:
Chức năng
1. Văn phòng Bộ (sau đây gọi là Văn phòng) là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và quản lý các hoạt động của Bộ, ngành; xây dựng, tổng hợp, đôn đốc, theo dõi tình hình thực hiện chương trình, kế hoạch công tác; thực hiện các nhiệm vụ về truyền thông đối với hoạt động của Bộ, ngành và quản lý báo chí, xuất bản; tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật; công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; quản lý cơ sở vật chất - kỹ thuật, tài sản, kinh phí hoạt động, bảo đảm phương tiện, điều kiện làm việc phục vụ chung cho hoạt động của Bộ và công tác quản trị nội bộ theo quy định của pháp luật.
2. Văn phòng có con dấu và tài khoản theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định thì Văn phòng Bộ thuộc Bộ Tư pháp có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện những công việc sau đây:
(1) Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và quản lý các hoạt động của Bộ, ngành;
(2) Xây dựng, tổng hợp, đôn đốc, theo dõi tình hình thực hiện chương trình, kế hoạch công tác;
(3) Thực hiện các nhiệm vụ về truyền thông đối với hoạt động của Bộ, ngành và quản lý báo chí, xuất bản;
(4) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật;
(5) Công tác hành chính, văn thư, lưu trữ;
(6) Quản lý cơ sở vật chất - kỹ thuật, tài sản, kinh phí hoạt động, bảo đảm phương tiện, điều kiện làm việc phục vụ chung cho hoạt động của Bộ;
(7) Công tác quản trị nội bộ.
Văn phòng Bộ thuộc Bộ Tư pháp có những chức năng gì theo quy định? (Hình từ Internet)
Lãnh đạo Văn phòng Bộ thuộc Bộ Tư pháp bao gồm những thành phần nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quyết định 1212/QĐ-BTP năm 2018 quy định về cơ cấu tổ chức, biên chế như sau:
Cơ cấu tổ chức, biên chế
1. Cơ cấu tổ chức:
a) Lãnh đạo Văn phòng:
Lãnh đạo Văn phòng gồm có Chánh Văn phòng và không quá 03 (ba) Phó Chánh Văn phòng.
Chánh Văn phòng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Văn phòng.
Các Phó Chánh Văn phòng giúp Chánh Văn phòng quản lý, điều hành hoạt động của Văn phòng; được Chánh Văn phòng phân công trực tiếp quản lý một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng và trước pháp luật về những lĩnh vực công tác được phân công.
...
Như vậy, theo quy định thì lãnh đạo Văn phòng Bộ thuộc Bộ Tư pháp gồm có Chánh Văn phòng và không quá 03 Phó Chánh Văn phòng.
Văn phòng Bộ thuộc Bộ Tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn gì về công tác truyền thông và quản lý báo chí, xuất bản?
Căn cứ khoản 7 Điều 2 Quyết định 1212/QĐ-BTP năm 2018 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
7. Về công tác truyền thông và quản lý báo chí, xuất bản:
a) Theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ, phương hướng và kế hoạch hoạt động của cơ quan báo chí, xuất bản theo đúng tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ và các nội dung khác được quy định trong giấy phép, quy định pháp luật và phân cấp của Bộ;
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ, các cơ quan tổ chức có liên quan thực hiện công tác thông tin, báo chí, tổ chức họp báo định kỳ và đột xuất về các hoạt động của Bộ, ngành;
c) Thực hiện nhiệm vụ Người phát ngôn của Bộ Tư pháp theo quy định của pháp luật và của Bộ; điểm tin báo chí hàng ngày phục vụ công tác quản lý, điều hành của Lãnh đạo Bộ;
d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ, các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện hoạt động tuyên truyền về Bộ, ngành;
đ) Chủ trì, phối hợp tổ chức các sự kiện, hội nghị cấp Bộ, ngành theo phân công của Lãnh đạo Bộ; chủ trì hoặc phối hợp tiếp đón các đoàn khách trong nước và quốc tế theo sự phân công của Lãnh đạo Bộ.
8. Về cải cách hành chính:
a) Theo dõi, tổng hợp, báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ cải cách thể chế; tham mưu, đề xuất và tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính của Bộ theo chương trình, kế hoạch cải cách hành chính nhà nước của Chính phủ và sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ;
...
Như vậy, trong công tác truyền thông và quản lý báo chí, xuất bản thì Văn phòng Bộ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
(1) Theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ, phương hướng và kế hoạch hoạt động của cơ quan báo chí, xuất bản theo đúng tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ và các nội dung khác được quy định trong giấy phép, quy định pháp luật và phân cấp của Bộ;
(2) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ, các cơ quan tổ chức có liên quan thực hiện công tác thông tin, báo chí, tổ chức họp báo định kỳ và đột xuất về các hoạt động của Bộ, ngành;
(3) Thực hiện nhiệm vụ Người phát ngôn của Bộ Tư pháp theo quy định của pháp luật và của Bộ; điểm tin báo chí hàng ngày phục vụ công tác quản lý, điều hành của Lãnh đạo Bộ;
(4) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ, các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện hoạt động tuyên truyền về Bộ, ngành;
(5) Chủ trì, phối hợp tổ chức các sự kiện, hội nghị cấp Bộ, ngành theo phân công của Lãnh đạo Bộ; chủ trì hoặc phối hợp tiếp đón các đoàn khách trong nước và quốc tế theo sự phân công của Lãnh đạo Bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là ai? Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự có nội dung như thế nào?
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?