Vận hành cần, cầu trục trình độ cao đẳng là ngành nghề như thế nào? Sau khi tốt nghiệp ngành này người học phải có được tối thiểu những kiến thức gì?
- Vận hành cần, cầu trục trình độ cao đẳng là ngành nghề như thế nào?
- Sau khi tốt nghiệp ngành vận hành cần, cầu trục trình độ cao đẳng người học phải đạt được tối thiểu những kiến thức nào?
- Người học ngành vận hành cần, cầu trục trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?
Vận hành cần, cầu trục trình độ cao đẳng là ngành nghề như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Phần 7 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật mỏ và kỹ thuật (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 50/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Giới thiệu chung về ngành, nghề
Vận hành cần, cầu trục trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề điều khiển các loại cần, cầu trục… để xếp dỡ hàng hóa, nâng hạ thiết bị, vật liệu, lắp dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, thủy điện, các cảng nội địa, cảng biển, cơ sở sản xuất kinh doanh…, đáp ứng được yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người làm nghề Vận hành cần, cầu trục có nhiệm vụ chính là: xây dựng phương án thi công xếp dỡ hàng hóa và bốc xúc vật liệu; di chuyển cần, cầu trục đến vị trí xếp dỡ; nâng hạ, xếp dỡ hàng hóa, bốc xúc vật liệu và thi công lắp đặt máy móc hay cấu kiện; kiểm tra, bảo dưỡng cần, cầu trục và thiết bị công tác; xử lý các tình huống trong quá trình vận hành thi công; tổ chức, quản lý sản xuất; tháo lắp, thay thế thiết bị công tác theo yêu cầu công việc; thực hiện an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và vệ sinh công nghiệp.
Thiết bị, dụng cụ chủ yếu mà người hành nghề sử dụng: cần trục bánh xích, cần trục bánh lốp, cầu trục, cổng trục, cần trục tháp, cần trục chân đế, thiết bị gầu ngoạm, thiết đóng cọc, dụng cụ sửa chữa và bảo dưỡng, dụng cụ kê chèn, cáp, xích, dây, dụng cụ xếp dỡ hàng hóa, trang bị bảo hộ lao động.
Đặc điểm môi trường làm việc của nghề: thường làm việc ở các nhà xưởng, công trình xây lắp, bến cảng...; cần có sự phối hợp làm việc theo nhóm; điều kiện và môi trường làm việc nóng, bụi tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn lao động. Vì vậy, người làm nghề Vận hành cần, cầu trục cần có ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức lương tâm nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, đủ sức khỏe, phản ứng nhanh để xử lý các tình huống xảy ra.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).
Theo đó, vận hành cần, cầu trục trình độ cao đẳng là ngành nghề mà người hành nghề điều khiển các loại cần, cầu trục… để xếp dỡ hàng hóa, nâng hạ thiết bị, vật liệu, lắp dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, thủy điện, các cảng nội địa, cảng biển, cơ sở sản xuất kinh doanh…, đáp ứng được yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Ngành vận hành cần, cầu trục (Hình từ Internet)
Sau khi tốt nghiệp ngành vận hành cần, cầu trục trình độ cao đẳng người học phải đạt được tối thiểu những kiến thức nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục A Phần 7 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 50/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kiến thức
- Trình bày được các quy định của bản vẽ kỹ thuật và các nội dung trong hồ sơ thi công cần, cầu trục;
- Trình bày được tính chất, công dụng, phân loại, phương pháp bảo quản của các loại nhiên liệu và dầu mỡ bôi trơn dùng cho các loại cần trục, cầu trục;
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các cơ cấu và hệ thống trên cần, cầu trục;
- Phân tích được các phương pháp thi công và các nguyên tắc lựa chọn cần, cầu trục;
- Phân tích được các biện pháp an toàn và phòng chống cháy nổ, phòng chống tai nạn lao động, sơ cứu người bị tai nạn, các biện pháp an toàn và vệ sinh môi trường khi vận hành, bảo dưỡng cần trục, cầu trục và các máy liên quan;
- Phân tích được quy trình chuẩn bị thi công bằng cần, cầu trục;
- Phân tích được quy trình vận hành và bảo dưỡng được các loại cần trục, cầu trục;
- Phân tích được một số nguyên nhân hư hỏng, cách kiểm tra, sửa chữa những hư hỏng thông thường của các loại cần trục, cầu trục;
- Trình bày được các đặc tính kỹ thuật, so sánh được các thông số kỹ thuật của các loại cần trục, cầu trục;
- So sánh, lựa chọn được các phương án tổ chức và quản lý khi bốc xếp hàng hóa, quy trình kiểm tra, đánh giá chất lượng, nghiệm thu và bàn giao công trình;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
Như vậy, sau khi tốt nghiệp ngành vận hành cần, cầu trục trình độ cao đẳng người học phải đạt được tối thiểu những kiến thức như trên.
Người học ngành vận hành cần, cầu trục trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 6 Mục A Phần 7 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 50/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Vận hành cần, cầu trục, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
Theo đó, người học ngành vận hành cần, cầu trục trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp đồng hứa thưởng là gì? Điều kiện để hợp đồng hứa thưởng có hiệu lực là gì theo quy định pháp luật?
- Tải mẫu bản tự kiểm điểm sử dụng cho bổ nhiệm lại Thẩm phán Mẫu số 4 Quyết định 866? Hồ sơ bổ nhiệm lại Thẩm phán?
- Người nộp thuế có thế gửi văn bản đề nghị xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế bằng hình thức nào?
- Ai là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam? Bộ trưởng Bộ Quốc phòng do ai bổ nhiệm?
- Trách nhiệm của Bộ Khoa học và công nghệ về sở hữu công nghiệp được quy định như thế nào theo quy định?