Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới với hơn 4,3 tỉ đồng thì cá nhân sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự ra sao?
- Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới với hơn 4,3 tỉ đồng thì cá nhân sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự ra sao?
- Pháp nhân thương mại phạm tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới thì có thể bị tuyên án bao nhiêu năm tù?
- Có thể chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài trong những trường hợp nào?
Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới với hơn 4,3 tỉ đồng thì cá nhân sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự ra sao?
Căn cứ khoản 3 Điều 189 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi điểm b khoản 39 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới như sau:
Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới
...
3. Phạm tội trong trường hợp vật phạm pháp trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
...
Theo đó, đối với trường hợp vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới bằng hình thức thành lập công ty ở nước ngoài với giá trị hơn 4,3 tỉ đồng thì cá nhân có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới với hơn 4,3 tỉ đồng thì cá nhân sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự ra sao? (Hình từ Internet)
Pháp nhân thương mại phạm tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới thì có thể bị tuyên án bao nhiêu năm tù?
Căn cứ khoản 5 Điều 189 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi điểm c khoản 39 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới như sau:
Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới
...
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hàng hóa trị giá dưới 200.000.000 đồng nhưng là di vật, cổ vật; hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, e và g khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Như vậy, nếu pháp nhân thương mại phạm tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới với số tiền hơn 4,3 tỉ đồng thì có thể bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm hoặc bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng.
Ngoài mức truy cứu trách nhiệm hình sự trên thì pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Có thể chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài trong những trường hợp nào?
Theo Điều 7 Nghị đinh 70/2014/NĐ-CP thì có thể chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài nếu thuộc một trong những trường hợp sau:
(1) Người cư trú là tổ chức được thực hiện chuyển tiền một chiều ra nước ngoài để phục vụ mục đích tài trợ, viện trợ hoặc các mục đích khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
(2) Người cư trú là công dân Việt Nam được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho các mục đích sau:
- Học tập, chữa bệnh ở nước ngoài;
- Đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài;
- Trả các loại phí, lệ phí cho nước ngoài;
- Trợ cấp cho thân nhân đang ở nước ngoài;
- Chuyển tiền thừa kế cho người hưởng thừa kế ở nước ngoài;
- Chuyển tiền trong trường hợp định cư ở nước ngoài;
- Chuyển tiền một chiều cho các nhu cầu hợp pháp khác.
(3) Người không cư trú, người cư trú là người nước ngoài có ngoại tệ trên tài khoản hoặc các nguồn thu ngoại tệ hợp pháp được chuyển, mang ra nước ngoài; trường hợp có nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam thì được mua ngoại tệ để chuyển, mang ra nước ngoài.
Lưu ý: Tổ chức tín dụng được phép có trách nhiệm xem xét các chứng từ, giấy tờ do người cư trú, người không cư trú xuất trình để bán, chuyển, xác nhận nguồn ngoại tệ tự có hoặc mua từ tổ chức tín dụng được phép để mang ra nước ngoài căn cứ vào yêu cầu thực tế, hợp lý của từng giao dịch chuyển tiền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?
- Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được phát hành khi nào?
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?