Văn bản làm căn cứ yêu cầu cơ quan Thuế bồi thường thiệt hại được quy định thế nào? Văn bản yêu cầu bồi thường phải có những nội dung chính nào?
Văn bản làm căn cứ yêu cầu cơ quan Thuế bồi thường thiệt hại được quy định thế nào?
Theo khoản 2 Điều 4 Quy chế giải quyết bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế các cấp ban hành kèm theo Quyết định 657/QĐ-TCT năm 2023 quy định thì văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường là văn bản đã có hiệu lực pháp luật do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành theo đúng quy định của pháp luật, trong đó xác định rõ hành vi trái pháp luật của công chức thuế gây thiệt hại, bao gồm:
(1) Quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại chấp nhận một phần hoặc toàn bộ nội dung khiếu nại của người khiếu nại;
(2) Quyết định hủy, thu hồi, sửa đổi, bổ sung quyết định hành chính vì quyết định đó được ban hành trái pháp luật;
(3) Quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật của công chức thuế thi hành công vụ bị tố cáo trên cơ sở kết luận nội dung tố cáo theo quy định của pháp luật về tố cáo;
(4) Quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật của công chức thuế thi hành công vụ trên cơ sở kết luận thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra;
(5) Quyết định xử lý kỷ luật công chức thuế thi hành công vụ do có hành vi trái pháp luật;
(6) Bản án, quyết định của Tòa án có thẩm quyền xác định rõ hành vi trái pháp luật của công chức thuế thi hành công vụ;
(7) Văn bản khác theo quy định của pháp luật đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017
Văn bản làm căn cứ yêu cầu cơ quan Thuế bồi thường thiệt hại được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Văn bản yêu cầu cơ quan Thuế bồi thường thiệt hại phải có những nội dung chính nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Quy chế giải quyết bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế các cấp ban hành kèm theo Quyết định 657/QĐ-TCT năm 2023 thì văn bản yêu cầu bồi thường phải có nội dung chính sau đây:
(1) Họ, tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc (nếu có) của người yêu cầu bồi thường;
(2) Ngày, tháng, năm làm văn bản yêu cầu bồi thường;
(3) Hành vi gây thiệt hại của người thi hành công vụ;
(4) Mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế xảy ra và hành vi gây thiệt hại của người thi hành công vụ;
(5) Thiệt hại, cách tính và mức yêu cầu bồi thường;
(6) Đề nghị tạm ứng kinh phí bồi thường (nếu có);
(7) Đề nghị cơ quan giải quyết bồi thường thu thập văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường nhưng phải nêu rõ tên văn bản và địa chỉ thu thập văn bản đó trong trường hợp người yêu cầu bồi thường không có khả năng thu thập văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường;
(8) Yêu cầu phục hồi danh dự (nếu có);
(9) Yêu cầu khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác (nếu có).
Lưu ý: Trường hợp người bị thiệt hại chỉ yêu cầu phục hồi danh dự thì văn bản yêu cầu bồi thường phải có nội dung quy định mục (1), (2), (3), (4), (7), (8).
Cơ quan Thuế giải quyết bồi thường thiệt hại gồm những cơ quan nào?
Cơ quan Thuế giải quyết bồi thường được quy định tại Điều 6 Quy chế giải quyết bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế các cấp ban hành kèm theo Quyết định 657/QĐ-TCT năm 2023 như sau:
Cơ quan Thuế giải quyết bồi thường
Cơ quan Thuế giải quyết bồi thường là Tổng cục Thuế, Cục Thuế doanh nghiệp lớn, Cục Thuế, Chi cục Thuế trực tiếp quản lý công chức thi hành công vụ gây thiệt hại tại cơ quan Tổng cục Thuế, Cục Thuế doanh nghiệp lớn, Cục Thuế, Chi cục Thuế. Cụ thể như sau:
1. Tổng cục Thuế, Cục Thuế doanh nghiệp lớn, Cục Thuế, Chi cục Thuế là cơ quan giải quyết bồi thường đối với phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 2 Quy chế này.
2. Tổng cục Thuế, Cục Thuế là cơ quan giải quyết bồi thường đối với thiệt hại liên quan đến việc ra quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức thuế quy định tại khoản 7 Điều 2 Quy chế này.
Như vậy, theo quy định, cơ quan Thuế giải quyết bồi thường thiệt hại là Tổng cục Thuế, Cục Thuế doanh nghiệp lớn, Cục Thuế, Chi cục Thuế trực tiếp quản lý công chức thi hành công vụ gây thiệt hại tại cơ quan Tổng cục Thuế, Cục Thuế doanh nghiệp lớn, Cục Thuế, Chi cục Thuế.
Cụ thể như sau:
(1) Tổng cục Thuế, Cục Thuế doanh nghiệp lớn, Cục Thuế, Chi cục Thuế là cơ quan giải quyết bồi thường đối với phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 2 Quy chế giải quyết bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế các cấp ban hành kèm theo Quyết định 657/QĐ-TCT năm 2023, bao gồm:
- Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trái pháp luật;
- Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính trái pháp luật;
- Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trái pháp luật;
- Áp dụng thuế, phí, lệ phí trái pháp luật; thu thuế, phí, lệ phí trái pháp luật; truy thu thuế, hoàn thuế trái pháp luật; thu tiền sử dụng đất trái pháp luật;
- Không áp dụng hoặc áp dụng không đúng quy định của Luật Tố cáo 2018 các biện pháp để bảo vệ người tố cáo khi người đó yêu cầu theo quy định tại khoản 6 Điều 17 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017;
- Thực hiện hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin về cố ý cung cấp thông tin sai lệch mà không đính chính và không cung cấp lại thông tin;
(2) Tổng cục Thuế, Cục Thuế là cơ quan giải quyết bồi thường đối với thiệt hại liên quan đến việc ra quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức thuế quy định tại khoản 7 Điều 2 Quy chế giải quyết bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế các cấp ban hành kèm theo Quyết định 657/QĐ-TCT năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên mới theo Hướng dẫn 05? Cách ghi giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên?
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?