Văn bản đến trong hệ thống Tòa án nhân dân được thực hiện theo nguyên tắc chung nào? Văn bản đến này được quản lý theo trình tự như thế nào?

Tôi có câu hỏi là văn bản đến trong hệ thống Tòa án nhân dân được thực hiện theo nguyên tắc chung nào? Văn bản đến này được quản lý theo trình tự như thế nào? Mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.L đến từ Đồng Nai.

Văn bản đến trong hệ thống Tòa án nhân dân được thực hiện theo nguyên tắc chung nào?

Văn bản đến trong hệ thống Tòa án nhân dân được thực hiện theo nguyên tắc chung được quy định tại Điều 17 Quy chế công tác văn thư trong hệ thống Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-TANDTC năm 2022 như sau:

Nguyên tắc chung
1. Tất cả văn bản đi, văn bản đến đều phải được quản lý tập trung, thống nhất tại văn thư của cơ quan để làm thủ tục tiếp nhận, đăng ký trừ một số văn bản được đăng ký riêng do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định. Những văn bản đến không được đăng ký tại văn thư, các đơn vị, cá nhân không có trách nhiệm giải quyết.
2. Văn bản đi, văn bản đến ngày nào phải được đăng ký, phát hành hoặc chuyển giao trong ngày, chậm nhất là trong ngày làm việc tiếp theo. Văn bản đến có dấu chỉ các độ khẩn: “Hỏa tốc”, “Thượng khẩn” và “Khẩn” (sau đây gọi chung là văn bản khẩn) phải được đăng ký, trình và chuyển giao ngay sau khi nhận được.
3. Văn bản, tài liệu chứa đựng nội dung bí mật nhà nước theo quy định tại Quyết định số 970/QĐ-TTg ngày 07/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về danh mục bí mật nhà nước thuộc Tòa án nhân dân (sau đây gọi tắt là văn bản mật) được đăng ký, quản lý theo quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ bí mật nhà nước và hướng dẫn về quy chế Bảo vệ bí mật nhà nước của Tòa án nhân dân.
Việc quản lý văn bản tại các Tòa án nhân dân thực hiện theo hướng dẫn của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước và quy định của Tòa án nhân dân.

Như vậy, theo quy định trên thì văn bản đến trong hệ thống Tòa án nhân dân được thực hiện theo nguyên tắc chung sau:

- Tất cả văn bản đến đều phải được quản lý tập trung, thống nhất tại văn thư của cơ quan để làm thủ tục tiếp nhận, đăng ký trừ một số văn bản được đăng ký riêng do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định. Những văn bản đến không được đăng ký tại văn thư, các đơn vị, cá nhân không có trách nhiệm giải quyết;

- Văn bản đến ngày nào phải được đăng ký, phát hành hoặc chuyển giao trong ngày, chậm nhất là trong ngày làm việc tiếp theo. Văn bản đến có dấu chỉ các độ khẩn: “Hỏa tốc”, “Thượng khẩn” và “Khẩn” (sau đây gọi chung là văn bản khẩn) phải được đăng ký, trình và chuyển giao ngay sau khi nhận được.

- Văn bản, tài liệu chứa đựng nội dung bí mật nhà nước theo quy định tại Quyết định 970/QĐ-TTg năm 2020 được đăng ký, quản lý theo quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ bí mật nhà nước và hướng dẫn về quy chế Bảo vệ bí mật nhà nước của Tòa án nhân dân.

văn bản đến

Văn bản đến (Hình từ Internet)

Văn bản đến trong hệ thống Tòa án nhân dân được quản lý theo trình tự như thế nào?

Văn bản đến trong hệ thống Tòa án nhân dân được quản lý theo trình tự được quy định tại Điều 24 Quy chế công tác văn thư trong hệ thống Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-TANDTC năm 2022 như sau:

Trình tự quản lý văn bản đến
Tất cả các loại văn bản đến phải được quản lý theo trình tự sau:
1. Tiếp nhận, phân loại, xử lý và đăng ký văn bản đến.
2. Trình, chuyển giao văn bản đến.
3. Giải quyết, theo dõi và đôn đốc việc giải quyết văn bản đến.

Như vậy, theo quy định trên thì văn bản đến trong hệ thống Tòa án nhân dân được quản lý theo trình tự như sau:

- Tiếp nhận, phân loại, xử lý và đăng ký văn bản đến.

- Trình, chuyển giao văn bản đến.

- Giải quyết, theo dõi và đôn đốc việc giải quyết văn bản đến.

Văn bản đến trong hệ thống Tòa án nhân dân đều phải được tập trung tại Văn thư cơ quan để làm thủ tục đúng không?

Văn bản đến trong hệ thống Tòa án nhân dân đều phải được tập trung tại Văn thư cơ quan để làm thủ tục đúng không, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Quy chế công tác văn thư trong hệ thống Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-TANDTC năm 2022 như sau:

Tiếp nhận, phân loại, xử lý và đăng ký văn bản đến
1. Văn bản đến từ bất kỳ nguồn nào đều phải được tập trung tại Văn thư cơ quan để làm thủ tục tiếp nhận, đăng ký.
Khi tiếp nhận văn bản từ mọi nguồn, trong giờ hoặc ngoài giờ làm việc, Văn thư hoặc người được giao nhiệm vụ tiếp nhận văn bản đến phải kiểm tra số lượng, tình trạng bì, dấu niêm phong (nếu có), kiểm tra, đối chiếu với nơi gửi trước khi nhận và ký nhận.
Cán bộ làm công tác văn thư có trách nhiệm tiếp nhận, phân loại, xử lý, bóc bì, vào sổ, đăng ký số văn bản đến, đóng dấu đến, ghi số đến và ngày đến. Những văn bản không đăng ký tại Văn thư cơ quan, các đơn vị và cá nhân không có trách nhiệm giải quyết. Trường hợp phát hiện sai sót phải kịp thời thông báo cho nơi gửi hoặc báo cáo người có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
2. Đối với bản fax, phải sử dụng bản photocoppy trước khi đóng dấu đến; đối với văn bản được chuyển phát qua mạng, trong trường hợp cần thiết có thể in ra và làm thủ tục đóng dấu đến. Sau đó, khi nhận được bản chính phải đóng dấu đến và làm thủ tục đăng ký (số đến, ngày đến là số và ngày đã đăng ký ở bản fax, bản chuyển phát qua mạng).
3. Văn bản, tài liệu Mật, Tối mật và Tuyệt mật, Lãnh đạo đơn vị giao cho người có trách nhiệm vào sổ, trình chuyển, theo dõi và quản lý.
4. Văn bản chỉ mức độ Khẩn đến ngoài giờ hành chính, ngày Lễ, ngày Tết, ngày nghỉ thì bảo vệ cơ quan phải có trách nhiệm ký nhận và liên hệ ngay với Văn thư cơ quan để xử lý kịp thời đối với những văn bản hỏa tốc hoặc văn bản hẹn giờ.
5. Văn bản đến từ tất cả các nguồn phải được đăng ký vào Sổ đăng ký văn bản hoặc cơ sở dữ liệu quản lý văn bản đến trên máy vi tính.
Văn bản đến được đăng ký theo mẫu quy định tại Thông tư số 07/2012/TT-BNV ngày 22/11/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn quản lý văn bản, lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan.

Như vậy, theo quy định trên thì văn bản đến trong hệ thống Tòa án nhân dân từ bất kỳ nguồn nào đều phải được tập trung tại Văn thư cơ quan để làm thủ tục tiếp nhận, đăng ký.

Tòa án nhân dân TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN TÒA ÁN NHÂN DÂN
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị khen thưởng theo thủ tục đơn giản đối với cá nhân, tập thể trong Tòa án nhân dân gồm những gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn xét tặng Giấy khen của Tòa án nhân dân từ ngày 11/6/2024 theo Thông tư 01 thế nào?
Pháp luật
Các hình thức khen thưởng của Tòa án nhân dân từ 11/6/2024 thế nào? Có những loại hình khen thưởng nào trong Tòa án nhân dân?
Pháp luật
Danh hiệu vinh dự Toà án nhân dân năm 2024 thế nào? Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu vinh dự Toà án nhân dân ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc hàng năm trong Tòa án Nhân dân từ 11/6/2024 thế nào?
Pháp luật
Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển công chức vào Tòa án nhân dân hai cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh được quy định thế nào?
Pháp luật
Trong bộ máy hành chính thì chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân được quy định như thế nào?
Pháp luật
Nguyên tắc tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử giữa các Tòa án, đơn vị trong Tòa án nhân dân như thế nào từ ngày 01/11/2022?
Pháp luật
Việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án thực hiện theo nguyên tắc gì?
Pháp luật
Có thể được bố trí ngạch Thẩm phán cao cấp tại Tòa án nhân dân quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tòa án nhân dân
635 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tòa án nhân dân
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào