Văn bản đa phương thức là gì? Ví dụ về văn bản đa phương thức? So sánh văn bản thông tin và văn bản đa phương thức?
- Văn bản đa phương thức là gì? Học sinh cấp nào phải rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản đa phương thức là gì?
- Ví dụ về văn bản đa phương thức? So sánh văn bản thông tin và văn bản đa phương thức?
- Yêu cầu cần đạt trong kỹ năng đọc, viết, nói và nghe trong chương trình giáo dục phổ thông môn ngữ văn là gì?
Văn bản đa phương thức là gì? Học sinh cấp nào phải rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản đa phương thức là gì?
Theo Chương trình giáo dục môn Ngữ văn được ban hành kèm Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định văn bản đa phương thức là văn bản có sư phối hợp phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện khác như: kí hiệu, biểu đồ, sơ đồ, hình ản, âm thanh.
Và, căn cứ Chương trình giáo dục môn Ngữ văn được ban hành kèm Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định học sinh cấp nào phải rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản đa phương thức như sau:
...
3.2. Phương pháp dạy viết
...
Học sinh ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện những nhiệm vụ phức tạp hơn như thu thập thông tin cho bài viết từ nhiều nguồn (tài liệu in, tài liệu trên mạng, phỏng vấn, thu thập dữ liệu từ thực tế); thảo luận, phân tích về tiêu chí đánh giá bài viết; biết tự chỉnh sửa, trao đổi trong nhóm để hoàn thiện bài viết và rút kinh nghiệm sau mỗi lần viết bài,... Ở hai cấp học này, ngoài việc tiếp tục phương pháp phân tích mẫu các kiểu văn bản, giáo viên chú ý hướng dẫn kĩ thuật viết tích cực nhằm giúp học sinh vừa thành thạo kĩ năng tạo lập theo từng kiểu văn bản, vừa phát triển tư duy phê phán, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thể hiện qua bài viết. Bên cạnh các văn bản thông thường, học sinh còn được rèn luyện tạo lập văn bản điện tử và văn bản đa phương thức.
...
Theo đó, học sinh ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông được rèn luyện tạo lập văn bản điện tử và văn bản đa phương thức.
Văn bản đa phương thức là gì? Ví dụ về văn bản đa phương thức? So sánh văn bản thông tin và văn bản đa phương thức? (Hình từ Internet)
Ví dụ về văn bản đa phương thức? So sánh văn bản thông tin và văn bản đa phương thức?
Ví dụ về văn bản đa phương thức?
- Tấm áp phích tuyên truyền có hình ảnh, khẩu hiệu và biểu tượng.
- Bài viết trên báo điện tử có kèm hình ảnh minh họa, video hoặc biểu đồ.
- Truyện tranh có kèm hình ảnh.
- Sách giáo khoa có kết hợp chữ viết, tranh vẽ, sơ đồ và bảng biểu.
So sánh văn bản thông tin và văn bản đa phương thức?
- Giống nhau:
+ Cả văn bản thông tin và văn bản đa phương thức đều có cùng mục đích là truyền tải nội dung bài viết đến người đọc.
+ Có cấu trúc, tuân thủ quy định về ngôn ngữ.
+ Đều là một thể loại văn bản
- Khác nhau:
+ Văn bản thông tin:
++ Là loại văn bản được viết nhằm mục đích truyền đạt thông tin cụ thể và chính xác về một vấn đề, hiện tượng, hoặc sự kiện nào đó.
++ Được thể hiện dưới dạng đoạn văn, văn bản,...
++ Được truyền tải chủ yếu bằng chữ viết.
+ Văn bản đa phương thức:
++ Là loại văn bản có sư phối hợp phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện khác như: kí hiệu, biểu đồ, sơ đồ, hình ảnh, âm thanh.
++ Được trình bày dưới dạng inographic, truyện tranh,...
++ Có sự phối hợp các phương tiện như: Ký hiệu, biểu đồ, sơ đồ, hình ảnh, âm thanh.
Yêu cầu cần đạt trong kỹ năng đọc, viết, nói và nghe trong chương trình giáo dục phổ thông môn ngữ văn là gì?
Căn cứ Chương trình giáo dục môn Ngữ văn được ban hành kèm Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định yêu cầu cần đạt trong kỹ năng đọc, viết, nói và nghe trong chương trình giáo dục phổ thông môn ngữ văn như sau:
(1) Yêu cầu cần đạt về kĩ năng đọc
- Kĩ thuật đọc: gồm các yêu cầu về tư thế đọc, kĩ năng đọc thành tiếng, kĩ năng đọc thầm, đọc lướt, kĩ năng ghi chép trong khi đọc,...
- Đọc hiểu: đối tượng đọc gồm văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản thông tin. Đọc hiểu mỗi kiểu văn bản và thể loại nói chung có các yêu cầu cần đạt sau:
+ Đọc hiểu nội dung văn bản thể hiện qua chi tiết, đề tài, chủ đề, tư tưởng, thông điệp,...;
+ Đọc hiểu hình thức thể hiện qua đặc điểm các kiểu văn bản và thể loại, các thành tố của mỗi kiểu văn bản và thể loại (câu chuyện, cốt truyện, truyện kể, nhân vật, không gian, thời gian, người kể chuyện, điểm nhìn, vần thơ, nhịp thơ, lí lẽ, bằng chứng,...), ngôn ngữ biểu đạt,…;
+ Liên hệ, so sánh giữa các văn bản, kết nối văn bản với bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội, kết nối văn bản với trải nghiệm cá nhân người đọc; đọc hiểu văn bản đa phương thức,…;
+ Đọc mở rộng, học thuộc lòng một số đoạn, văn bản văn học chọn lọc.
(2) Yêu cầu cần đạt về kĩ năng viết
- Kĩ thuật viết: gồm các yêu cầu về tư thế viết, kĩ năng viết chữ và viết chính tả, kĩ năng trình bày bài viết,...
- Viết câu, đoạn, văn bản: gồm các yêu cầu về quy trình tạo lập văn bản và yêu cầu thực hành viết theo đặc điểm của các kiểu văn bản.
(3) Yêu cầu cần đạt về các kĩ năng nói và nghe
- Kĩ năng nói: gồm các yêu cầu về âm lượng, tốc độ, sự liên tục, cách diễn đạt, trình bày, thái độ, sự kết hợp các cử chỉ, điệu bộ, phương tiện hỗ trợ khi nói,...
- Kĩ năng nghe: gồm các yêu cầu về cách nghe, cách ghi chép, hỏi đáp, thái độ, sự kết hợp các cử chỉ, điệu bộ khi nghe, nghe qua các phương tiện kĩ thuật,…
- Kĩ năng nói và nghe có tính tương tác: gồm các yêu cầu về thái độ, sự tôn trọng nguyên tắc hội thoại và các quy định trong thảo luận, phỏng vấn,…










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp cần xử lý ngay dữ liệu cá nhân có liên quan để bảo vệ tính mạng của chủ thể dữ liệu ai có trách nhiệm chứng minh?
- Trường hợp nào cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố theo Nghị định 59? Ai có thẩm quyền cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố?
- Tải về biên bản bàn giao quỹ tiền mặt mới nhất? Ai phải chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt?
- Bộ Tài chính: 12 nhiệm vụ và quyền hạn tiêu biểu về quản lý doanh nghiệp sau sáp nhập với Bộ Kế hoạch và Đầu tư gồm những gì?
- Dấu ngoặc kép là gì? Công dụng dấu ngoặc kép? Cách sử dụng dấu ngoặc kép? Lớp mấy học về công dụng của dấu ngoặc kép?