Dấu ngoặc kép là gì? Công dụng dấu ngoặc kép? Cách sử dụng dấu ngoặc kép? Lớp mấy học về công dụng của dấu ngoặc kép?
Dấu ngoặc kép là gì? Công dụng dấu ngoặc kép? Cách sử dung dấu ngoặc kép? Ví dụ dấu ngoặc kép?
Dấu ngoặc kép (“ ”) còn được gọi là dấu trích dẫn, là một loại dấu câu được sử dụng theo cặp gồm hai dấu nháy đơn (‘) đứng liền kề nhau và thường được hiểu chung là một dấu duy nhất (“) trong các hệ thống chữ viết khác nhau để đánh dấu bắt đầu và kết thúc của phần trích dẫn lời nói trực tiếp, câu nói được trích dẫn hoặc cụm từ đặc biệt. Cặp dấu này thường bao gồm một dấu ngoặc kép mở và dấu ngoặc kép đóng khi trích dẫn tương ứng bắt đầu và kết thú câu trích dẫn.
Công dụng dấu ngoặc kép:
Tùy theo mỗi ngữ cảnh, dấu ngoặc kép có thể được sử dụng với những mục đích khác nhau, một số công dụng của dấu ngoặc kép như sau:
- Dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó.
Bác nói: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành".
- Dấu ngoặc kép dùng để trích dẫn một nhận định, một danh ngôn hoặc một câu nói nào đó.
" Nhà văn phải là người đi tìm gắng đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hôn của con người"- Nguyễn Minh Châu.
- Dấu ngoặc kép còn dùng để đánh dấu những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt.
Những từ này thường là những từ mang nghĩa bóng, hoặc được thêm vào để tăng thêm ý nghĩa, hình ảnh cho câu văn câu thơ, người dùng ngoặc kép để mong muốn nhấn mạnh ý nghĩa của từ được nhắc đến ở đây.
Ví dụ: Mai "hoa hậu" của lớp lúc nào cũng điệu đà, xinh xắn.
- Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu tên của các vở kịch, tác phẩm văn học, tờ báo, tập san… dẫn trong câu văn.
Ví dụ: “Những ngày thơ ấu” (Nguyên Hồng) chủ yếu là những kỉ niệm đau buồn, tủi cực của một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình bất hòa.
Cách sử dụng dấu ngoặc kép:
- Tuyệt đối không được sử dụng nó một cách bừa bãi. Vì điều này sẽ khiến người độc văn bản bị nhầm lẫn và không hiểu người viết đang muốn nhấn mạnh và truyền đạt nội dung nào.
- Đừng quên dấu hai chấm. Hầu hết người viết thường quên dấu hai chấm trước khi sử dụng dấu ngoặc kép để trích dẫn câu nói hoặc suy nghĩ ai đó. Điều này sẽ làm cho người đọc sẽ cảm thấy bối rối, không hiểu ý nghĩa của bạn khi đặt dấu ngoặc kép trong trường hợp trích dẫn một tiêu đề hoặc một câu nói.
Việc bỏ dấu hai chấm chỉ được thực hiện trong những trường hợp đặc biệt, và khi bạn muốn trích dẫn lời của người khác vào văn bản của mình, thì dấu hai chấm là điều bắt buộc phải có cũng như phải đặt trước dấu ngoặc kép trong tiếng Việt.
Một số ví dụ dấu ngoặc kép
Ví dụ 1: Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế nào mà lão xử với tôi như thế này vậy?”
Dấu ngoặc kép ở đoạn văn trên là đánh dấu đoạn dẫn trực tiếp lời nói của nhân vật, Lão Hạc tưởng tượng ra lời con chó nói với mình
Ví dụ 2: “Trước năm 1914, họ chỉ là những tên da đen, những tên “An-nam- mít” bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay, ăn đòn của các quan cai trị. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa “con yêu”, người bạn hiền của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong danh hiệu tối cao “chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do”.
Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu những từ ngữ có ý nghĩa mỉa mai như bạn hiền, an-nam-mít, con yêu, chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do. Đặc biệt đó là những từ mỉa mai sự bịp bợm xảo trá của thực dân Pháp.
Ví dụ 3: Bác nói : "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành."
Dấu ngoặc kép trích dẫn lại câu nói của Hồ Chí Minh
*Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Dấu ngoặc kép là gì? (Hình từ Internet)
Chương trình lớp mấy học về công dụng của dấu ngoặc kép?
Căn cứ theo quy định tại Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về nội dung kiến thức tiếng việt lớp 3 như sau:
3.1. Từ chỉ sự vật, hoạt động, tính chất
3.2. Sơ giản về câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm: đặc điểm thể hiện qua dấu câu, qua từ đánh dấu kiểu câu và công dụng của từng kiểu câu
3.3. Công dụng của dấu gạch ngang (đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật); dấu ngoặc kép (đánh dấu phần trích dẫn trực tiếp hoặc lời đối thoại); dấu hai chấm (báo hiệu phần giải thích, liệt kê)
4.1. Biện pháp tu từ so sánh: đặc điểm và tác dụng
Theo đó, công dụng của dấu ngoặc kép được hoc ở chương trình Tiếng việt lớp 3.
Yêu cầu cần đạt trong nói và nghe môn Tiếng việt lớp 3 là gì?
Căn cứ theo quy định tại Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về yêu cầu cần đạt trong nói và nghe môn Tiếng việt lớp 3 như sau:
(1) Nói
- Nói rõ ràng, tập trung vào mục đích nói và đề tài được nói tới; có thái độ tự tin và có thói quen nhìn vào người nghe, biết tránh dùng từ ngữ kém văn hoá.
- Biết phát biểu ý kiến trước nhóm, tổ, lớp; giới thiệu các thành viên, các hoạt động của nhóm, tổ, lớp.
- Nói được về một con người, đồ vật, vật nuôi dựa vào gợi ý.
- Kể được một câu chuyện đơn giản đã đọc, nghe hoặc xem (có sự hỗ trợ, gợi ý); kết hợp lời kể, điệu bộ thể hiện cảm xúc về câu chuyện. Nói 2 - 3 câu về một tình huống do em tưởng tượng.
- Nói được về một số đặc điểm của nhân vật thể hiện qua hình ảnh trong truyện tranh hay phim hoạt hình.
(2) Nghe
- Chú ý nghe người khác nói. Đặt được những câu hỏi có liên quan để hiểu đúng nội dung đã nghe.
- Biết hỏi và đáp kết hợp với cử chỉ, điệu bộ thích hợp.
- Nghe một câu chuyện, tưởng tượng và diễn tả lại dáng vẻ hoặc hành động, lời nói của một nhân vật trong câu chuyện đó.
(3) Nói nghe tương tác
- Chú ý lắng nghe, tập trung vào vấn đề trao đổi, không nói lạc đề.
- Biết nói chuyện qua điện thoại với cách mở đầu và kết thúc phù hợp; lắng nghe để hiểu đúng thông tin; nói rõ ràng và tỏ thái độ thích hợp; tập trung vào mục đích cuộc nói chuyện.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định điều chuyển vị trí công việc giữa các phòng ban đối với người lao động của doanh nghiệp? Tải mẫu?
- Biên chế cán bộ công chức cấp xã có 1 năm hoàn thành, 1 năm không hoàn thành nhiệm vụ liên tiếp có thuộc diện tinh giản biên chế không?
- Cục quản lý lao động ngoài nước có tư cách pháp nhân hay không? Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước có nhiệm vụ gì?
- Mẫu Bìa báo cáo tài chính mới nhất? Tải về? Hướng dẫn cách làm bìa báo cáo tài chính đơn giản, chi tiết?
- Bộ Xây Dựng là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Xây Dựng về hoạt động đầu tư xây dựng? Cơ cấu tổ chức Bộ Xây Dựng?