Trong bộ máy hành chính nhà nước Ủy ban thường vụ Quốc hội có những vai trò gì?
Vị trí, cơ cấu tổ chức của Ủy ban thường vụ Quốc hội ra sao?
Căn cứ khoản 1 và 2 Điều 44 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 như sau:
“1. Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội gồm Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Quốc hội làm Phó Chủ tịch. Thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và không đồng thời là thành viên Chính phủ. Số Phó Chủ tịch Quốc hội và số Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội do Quốc hội quyết định.”
Như vậy, bạn thấy rằng trong bộ máy hành chính nhà nước thì Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ là một cơ quan thường trực của Quốc hội. Và về cơ cấu tổ chức thì Ủy ban thường vụ Quốc hội bao gồm Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch…bạn có thể tham khảo đầy đủ ở điều luật trên. Cho nên về vị trí cũng như cơ cấu tổ chức của Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng hết sức đặc biệt trong bộ máy hành chính nước ta.
Ủy ban thường vụ Quốc hội
Trong bộ máy hành chính nhà nước thì Ủy ban thường vụ Quốc hội có những trách nhiệm gì?
Căn cứ Điều 45 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 như sau:
“1. Các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội chịu trách nhiệm tập thể về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban thường vụ Quốc hội; chịu trách nhiệm cá nhân trước Ủy ban thường vụ Quốc hội về những vấn đề được Ủy ban thường vụ Quốc hội phân công; tham gia các phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội, thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Trong trường hợp được sự ủy nhiệm của Ủy ban thường vụ Quốc hội, thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội thay mặt Ủy ban thường vụ Quốc hội làm việc với bộ, ngành, cơ quan, tổ chức khác và báo cáo kết quả làm việc với Ủy ban thường vụ Quốc hội.”
Như vậy, thì bạn thấy rằng trong bộ máy hành chính các thành viên của Ủy ban thường vụ Quốc hội chịu trách nhiệm tập thể khi thực hiện một nhiệm vụ, quyền hạn nào đó; chịu trách nhiệm cá nhân trước Ủy ban thường vụ Quốc hội ngoài ra còn phải tham gia các buổi họp, thảo luận và biểu quyết trong các vấn đề thuộc về nhiệm vụ quyền hạn của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Chức năng xây dựng luật và pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội là gì?
Căn cứ Điều 48 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 như sau:
“1. Ủy ban thường vụ Quốc hội lập dự án về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và trình Quốc hội quyết định; chỉ đạo việc thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất; thành lập Ban soạn thảo, phân công cơ quan thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh theo quy định của pháp luật; cho ý kiến về các dự án luật trước khi trình Quốc hội; chỉ đạo việc nghiên cứu tiếp thu, giải trình ý kiến của các đại biểu Quốc hội để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật và trình Quốc hội xem xét, thông qua.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội ra pháp lệnh về những vấn đề được Quốc hội giao.
Dự án pháp lệnh phải được Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội thẩm tra trước khi trình Ủy ban thường vụ Quốc hội. Khi cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định gửi dự án pháp lệnh lấy ý kiến đại biểu Quốc hội trước khi thông qua.”
Như vậy, bạn thấy rằng trên đây là toàn bộ quy định về chức năng của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc xây dựng luật và pháp lệnh một cách cụ thể và chi tiết, bạn có thể tham khảo cho rõ tại đây.
Chức năng giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh?
Căn cứ Điều 49 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 như sau:
“1. Ủy ban thường vụ Quốc hội tự mình hoặc theo đề nghị của Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận hoặc kiến nghị của đại biểu Quốc hội quyết định việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
2. Tùy theo tính chất, nội dung của vấn đề cần được giải thích, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội xây dựng dự thảo nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
3. Dự thảo nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh phải được Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội thẩm tra về sự phù hợp của dự thảo nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh với tinh thần và nội dung quy định được giải thích của Hiến pháp, luật, pháp lệnh.”
Như vậy, bạn cũng hiểu rằng trên đây là toàn bộ nội dung về chức năng giải thích Hiến pháp, Luật, pháp lệnh theo đúng quy định của pháp luật gửi đến bạn tham khảo thêm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?
- Phụ lục Các nhóm sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng theo Thông tư 10? Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng?